Ảnh minh họa |
Nắng nóng như thiêu đốt cũng không thể cản được những ông bố, bà mẹ lao ra khỏi nhà, họ khóc mếu máo trước cổng trường cấp 3 với hy vọng sẽ được linh động giải quyết. Vì con họ rõ ràng đủ điểm vào trường ngay khi kết quả thi được công bố, vậy mà chỉ sau một đêm, chúng trở thành những học sinh “dự bị” chỉ vì bố mẹ “ngu ngơ” không bám sát trang web của trường.
Nếu không vào được trường dân lập này nữa, chắc chỉ có cách ra ngoại thành, mà kể cả trường ở vùng ven cũng hết chỉ tiêu tuyển sinh.
Tôi thật sự không hiểu được những giọt nước mắt ấy vì sao mà có? Tôi đã xem các phóng sự phỏng vấn bố mẹ học sinh trước cổng trường Tạ Quang Bửu nhiều lần và xót xa, giận dữ.
Để câu chuyện thi cử, tuyển sinh như một “canh bạc” với cả học sinh và cha mẹ chúng là lỗi của ai?
Không thể nói chúng ta thiếu những bộ óc trí tuệ, những kỹ sư tin học tài giỏi đến nỗi không thể lên một kịch bản tuyển sinh khoa học cho thời đại công nghệ số.
Không thể đổ tại cho một năm học đột biến lượng thí sinh mà ngành Giáo dục tạo ra những cảnh dở khóc dở cười. Thực tế chuyện cười ra nước mắt trong lĩnh vực này đã diễn ra nhiều năm nay. Học sinh sợ trượt nên luôn chọn phương án “chắc ăn” và chấp nhận học tại những trường xếp hạng thấp. Đề thi và cách cộng điểm luôn như đánh đố. Vậy ai là người phải chịu trách nhiệm?
Mỗi năm một đổi mới, một cải cách, chóng mặt đến nỗi chính các thày cô giáo cũng “lăn như bi” để cập nhật. Trong đó, có không ít quy định không phù hợp nhưng vẫn phải thực hiện, hoặc làm cho có.
Đổi mới theo hướng giáo dục hiện đại nhưng mỗi cô “cõng” 60 em một lớp thì đến nói chuyện với trò cũng không có thời gian chứ đừng nói hướng các em tới cách học mới. Chưa nói tới chuyện có thời gian chấm và sửa các bài kiểm tra có quan điểm riêng, thậm chí là bài phản biện của học sinh. Thôi thì cứ hướng dẫn các em trả bài như đáp án, trăm bài như một cho xong.
Rõ ràng, vòng luẩn quẩn của giáo dục hiện nay cần phải được giải quyết ở bình diện quốc gia với những quốc sách hiệu quả hơn nữa. Giáo dục không đi trước một bước thì đất nước sẽ tụt hậu. Cái giá phải trả cho những giọt nước mắt ở cổng trường rất khó định lượng.
Hôm nay (7/7), phụ huynh Hà Nội bắt đầu đăng ký trực tuyến cho con vào lớp 6
Từ 0h hôm nay (7/7), cổng đăng ký tuyển sinh trực tuyến của Sở GD&ĐT Hà Nội đã chính thức mở để phụ huynh ở ... |
Vì sao lượng thí sinh tăng cao nhưng điểm chuẩn lớp 10 một số trường giảm mạnh?
Việc số lượng thí sinh dự thi tăng cao nhưng điểm chuẩn vào lớp 10 một số trường THPT công lập năm 2018 tại Hà ... |
Vụ điểm chuẩn lớp 10 nhảy như chứng khoán: Trường Tạ Quang Bửu sẽ trả lại tiền ghi danh 2 triệu đồng mỗi học sinh
Trường THCS-THPT Tạ Quang Bửu (Hà Nội) vừa chính thức lên tiếng về việc điểm chuẩn lớp 10 'nhảy múa' từ 46 lên 50,5 điểm; ... |
Nhiều phụ huynh đến trường nhờ giáo viên đăng ký trực tuyến vào lớp 1 hộ vì... sợ sai
Có những phụ huynh ở Hà Nội dù đã biết cách đăng ký trực tuyến vào lớp 1 cho con rồi nhưng vẫn đến trường ... |
Giám đốc Sở GD Hà Nội nói về việc điểm chuẩn lớp 10 'nhảy múa' từ 46 lên 50,5 sau một đêm
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội vừa chính thức lên tiếng trước việc nhiều phụ huynh bức xúc khi điểm chuẩn vào lớp 10 Trường ... |
Những lỗi phụ huynh hay mắc khi đăng ký trực tuyến cho con vào lớp 1 năm 2018
Dưới đây là một số lỗi và sai sót khi phụ huynh làm thủ tục đăng ký tuyển sinh trực tuyến cho con vào lớp ... |
Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập năm 2018: Cao nhất 51,5 điểm
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa chính thức công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2018 - ... |