Cụm cảng Trường Thọ với định hướng là một phần đô thị phía đông TP HCM

Cảng Trường Thọ (quận Thủ Đức) được đơn vị tư vấn đề xuất xây dựng một phần đô thị sáng tạo phía đông TP HCM. Khu cảng rộng 63 ha này sẽ được di dời vào giữa năm 2020.
Cụm cảng Trường Thọ với định hướng là một phần đô thị phía đông TP HCM - Ảnh 1.

Mới đây, UBND TP HCM đã chọn ra giải nhất cuộc thi “Ý tưởng qui hoạch đô thị sáng tạo tương tác cao phía đông, TP HCM”. Đồ án đạt giải nhất đề xuất xây dựng thành phố sáng tạo khu vực phía đông gồm quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 với trọng tâm là 6 phân khu chính. Một trong số đó là khu vực cụm cảng Trường Thọ (quận Thủ Đức).

Cụm cảng Trường Thọ với định hướng là một phần đô thị phía đông TP HCM - Ảnh 2.

Cụm cảng ICD Trường Thọ có diện tích hơn 63 ha với 3 mặt giáp sông Sài Gòn.

Cụm cảng Trường Thọ với định hướng là một phần đô thị phía đông TP HCM - Ảnh 3.

Cụm này bao gồm 6 cảng nhỏ như: Phước Long, Phước Long 3, Transimex, Phúc Long, Sotrans... và một số nhà máy thép, trộn bê tông. Ban đầu, cụm cảng này được dự kiến di dời trước ngày 30/7/2019.

Cụm cảng Trường Thọ với định hướng là một phần đô thị phía đông TP HCM - Ảnh 4.

Tuy nhiên, Sở GTVT TP HCM kiến nghị với UBND TP cho phép kéo dài thời gian hoạt động của các cảng thủy nội địa khu Trường Thọ thêm 2 năm để chờ cụm cảng trung chuyển hoàn thiện.

Cụm cảng Trường Thọ với định hướng là một phần đô thị phía đông TP HCM - Ảnh 5.

UBND TP HCM gia hạn thời gian hoàn thành di dời cho các đơn vị tối đa đến ngày 30/6/2020.

Cụm cảng Trường Thọ với định hướng là một phần đô thị phía đông TP HCM - Ảnh 6.

Theo Sở GTVT TP HCM, lượng hàng hóa qua cụm cảng ICD Trường Thọ những năm gần đây rất cao (khoảng 15 triệu tấn/năm), cao gấp nhiều lần mức qui hoạch đến 2020.

Cụm cảng Trường Thọ với định hướng là một phần đô thị phía đông TP HCM - Ảnh 7.

Lượng hàng hóa lớn kéo theo phương tiện lưu thông ra vào tăng cao. Lượng hàng ra vào cảng tăng quá nhanh nên khi lượng xe dồn về nhiều là xảy ra ùn tắc.

Cụm cảng Trường Thọ với định hướng là một phần đô thị phía đông TP HCM - Ảnh 8.

Cụm cảng Trường Thọ có lượng lớn xe container thường xuyên tấp nập ra vào nên tình hình giao thông quanh khu này khá phức tạp.

Cụm cảng Trường Thọ với định hướng là một phần đô thị phía đông TP HCM - Ảnh 9.

Nhiều năm nay người dân khu vực này luôn sống trong lo lắng khi thường xuyên chứng kiến những vụ tai nạn giữa xe máy với xe container.

Cụm cảng Trường Thọ với định hướng là một phần đô thị phía đông TP HCM - Ảnh 10.

Do đó, việc di dời cụm cảng này được UBND TP HCM quan tâm. 63 ha đất hiện tại sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng.

Cụm cảng Trường Thọ với định hướng là một phần đô thị phía đông TP HCM - Ảnh 11.

Một đơn vị tư vấn đề xuất xây dựng Trường Thọ thành một phân khu sáng tạo của dự án thành phố sáng tạo phía đông. Trường Thọ được định hướng xây dựng một khu đô thị mới nằm dọc theo tuyến đường Xa Lộ Hà Nội và tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Đây là khu vực có vị trí đẹp, gần những tuyến giao thông huyết mạch ra vào trung tâm thành phố ở cửa ngõ phía đông.

Cụm cảng Trường Thọ với định hướng là một phần đô thị phía đông TP HCM - Ảnh 12.

Đơn vị tư vấn cũng đề xuất xây dựng trục được mời theo hướng đông - tây từ Phạm Văn Đồng (Thủ Đức), qua Thanh Đa, đến cảng Trường Thọ, Rạch Chiếc, rồi đi về phía nam của Khu Công nghệ cao TP HCM và cuối cùng là tới sân bay Long Thành (Đồng Nai).

Cụm cảng Trường Thọ với định hướng là một phần đô thị phía đông TP HCM - Ảnh 13.

Giải thích về ý tưởng này, ông Nguyễn Đỗ Dũng, một trong các nhà qui hoạch tham gia cuộc thi, cho rằng trục đường mới giúp mở ra cơ hội phát triển cho các khu vực như Thanh Đa, Trường Thọ, Rạch Miễu…

Cụm cảng Trường Thọ với định hướng là một phần đô thị phía đông TP HCM - Ảnh 14.

Trục đường mới đi qua cảng Trường Thọ sẽ mở ra quỹ đất rất lớn nằm ở quận 9 mà hiện nay là chưa có kết nối tốt, bao gồm cả Khu công nghệ cao TP HCM.

map_thuduc_truongtho_zing

Vị trí Cảng Trường Thọ (quận Thủ Đức). Ảnh: Google Maps.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.