Các công ty hàng đầu của Jack Ma, Pony Ma, Hui Ka Yan và Robin Li đang phải đối mặt với lợi nhuận lao dốc khi đặt cược vào lĩnh vực xe điện. Nguồn vốn của những nhà tài phiệt này cùng với hàng chục công ty khởi nghiệp khác huy động được 18 tỉ USD, đã giúp thổi phồng bong bóng ô tô điện trên thị trường Trung Quốc.
Thị trường xe hơi Trung Quốc đang trải qua sự sụt giảm doanh số kéo dài, khiến các nhà sản xuất xe điện phải cắt giảm triển vọng thu nhập.
Chính phủ Trung Quốc cũng đang cân nhắc cắt giảm thêm các khoản trợ cấp cho việc mua hàng của người tiêu dùng, buộc các nhà sản xuất ô tô non trẻ phải tự mình cạnh tranh. "Một sự rung chuyển đang dần xuất hiện",Rachel Miu, nhà phân tích của DBS Group Holdings Ltd. ở Hong Kong nhận định.
"Với những công ty đang chập chững bước vào sân chơi xe điện thì đây là một cuộc leo dốc khó khăn", cô nói.
Các công ty hàng đầu của Jack Ma, Pony Ma, Hui Ka Yan và Robin Li đang phải đối mặt với lợi nhuận lao dốc khi đặt cược vào lĩnh vực xe điện. (Ảnh: Bloomberg).
Jack Ma đã từ chức Chủ tịch Tập đoàn Alibaba Group vào tháng 9 năm nay, sau khi tích luỹ khối tài sản lên tới 40 tỉ USD. Tuy nhiên, người đàn ông giàu nhất Trung Quốc này sẽ vẫn giữ ghế trong HĐQT của Alibaba, cũng như tầm ảnh hưởng của mình đến các hoạt động của trang thương mại điện tử này.
Alibaba đã tham gia một số vòng tài trợ cho Công ty Công nghệ Quảng Châu Xiaopeng, hay Xpeng Motor với số tiền 2,2 tỉ nhân dân tệ, tương đương 313 triệu USD. Xpeng Motor được Xiaeng - một đồng sáng lập Alibaba, thành lập từ năm 2014.
Alibaba đã tham gia một số vòng tài trợ cho Công ty Công nghệ Quảng Châu Xiaopeng, hay Xpeng Motor với số tiền 2,2 tỉ Nhân dân tệ, tương đương 313 triệu USD. (Ảnh: Bloomberg).
Xpeng đã ra mắt chiếc xe điện đầu tiên của mình, chiếc SUV G3 năm chỗ vào năm ngoái, và đã bán được 11.940 xe trong năm nay, theo những số liệu từ Bloomberg.
Công ty cũng đang hợp tác với các nhà sản xuất xe hơi để tăng sản lượng. Một nhà máy mới đã được xây dựng với công suất 150.000 xe mỗi năm, một mẫu xe điện P7 hiện đang được lắp ráp, dự kiến sẽ giao hàng trong năm tới.
Tuy nhiên, cuộc hành trình của Xpeng đã không suôn sẻ. Một số kĩ sư Xpeng bị buộc tội ăn cắp công nghệ từ những doanh nghiệp cũ của họ ở Mỹ. Hồi tháng 3/2019, Tesla đã kiện một kĩ sư Xpeng khi anh này đã tải lên các tệp, thu mục và bản sao nguồn mã vào tài khoản lưu trữ đám mây của mình trước khi từ chức.
Ngoài ra, một cựu kĩ sư của Apple cũng đã bị truy tố vào năm ngoái, bởi những cáo buộc ăn cắp bí mật xe tự lái sau đó chuyển công việc sang Xpeng. Phiên toà xử người này sắp được diễn ra.
Xpeng khẳng định họ không sai. "Chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi theo đuổi R&D của riêng mình. Xpeng coi trọng vấn đề bản quyền là trên hết", Brian Gu - Chủ tịch Xpeng Motor cho biết.
Alibaba - cổ đông lớn thứ hai tại Xpeng đã từ chối trả lời các câu hỏi về nhà sản xuất ô tô này.
Tencent Holdings Ltd của Pony Ma, tập đoàn sở hữu ứng dụng nhắn tin WeChat đã giúp Pony Ma trở thành người giàu thứ hai tại Trung Quốc, cũng đã đầu tư 1 tỉ USD vào hãng xe điện NIO Inc trong năm 2017.
Với hơn 26.000 chiếc xe điện đã được bán ra, NIO là một trong số ít các công ty khởi nghiệp tại Trung Quốc sản xuất ra nhiều thế hệ xe điện nhất, nó cũng đánh bại các đối thủ của mình bằng một đợt chào báo công khai tại thị trường New York trong năm ngoái.
"Đã đến lúc người ta chỉ có thể giành được khách hàng với các sản phẩm và dịch vụ chất lượng", vị CEO NIO nói. (Ảnh: Bloomberg).
Tuy nhiên, việc đầu tư không đúng vào tiếp thị và bất động sản đã khiến NIO - công ty được coi là bản sao hoàn hảo của Tesla, lâm vào cảnh thua lỗ chồng chất với sự sụt giảm doanh số.
Công ty đã đốt khá nhiều tiền cho một buổi hoà nhạc của Bruno Mars, mở các câu lạc bộ sang trọng dưới thương hiệu NIO, có phòng trưng bày, quán cà phê và sàn diễn. Đến tháng 8 năm nay, hãng xe đã mở được 19 nơi như thế trong vòng chưa đầy 22 tháng.
2,8 tỉ USD của NIO đã bốc hơi trong năm tài chính kết thúc vào tháng 6 vừa qua, với doanh thu 1,2 tỉ USD và giá trị cổ phiếu sụt giảm. Công ty cũng đã phải cắt giảm 20% lao động trong tháng 9/2019..
Mặc dù vậy, NIO vẫn khẳng định se không đóng cửa các câu lạc bộ hiện có.
Nio tiết lộ, ông lớn Tencent đang có kế hoạch bơm thêm 100 triệu USD vào hãng xe trong thời gian tới.
"Mảng kinh doanh của chúng tôi đã chịu áp lực kể từ khi Chính phủ giảm trợ cấp" Wiliam Li, Giám đốc điều hành của NIO chia sẻ. "Đã đến lúc người ta chỉ có thể giành được khách hàng với các sản phẩm và dịch vụ chất lượng", vị CEO cho hay.
Trong khi đó, Tencent bày tỏ sự ủng hộ với hãng xe điện nhưng từ chối cho biết thêm chi tiết.
"Bất cứ công nghệ và công ty cốt lõi nào chúng tôi cũng có thể mua được", tỉ phú của Evergrande cho biết. (Ảnh: Bloomberg).
Một trong những người chơi gây sửng sốt cho thị trường xe điện Trung Quốc hơn cả là Tập đoàn bất động sản Evergrande Group, khi tuyên bố muốn trở thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới trong vòng 3-5 năm tới.
Từ tháng 9/2018 - 6/2019, Evergrande đã đầu tư hơn 3,8 tỉ USD vào các công ty liên quan tới xe điện và sẽ bắt đầu cho ra lò những chiếc xe đầu tiên mang thương hiệu Hengchi vào năm tới.
Evergrande muốn mở 10 cơ sở sản xuất, có kế hoạch chi 45 tỉ nhân dân tệ cho việc thúc đẩy các phương tiện sử dụng năng lượng mới trong khoảng thời gian từ 2019 - 2021. Vào ngày 10/11 vừa qua, Tập đoàn bất động sản này vừa tuyên bố sẽ chi gần 3 tỉ USD để tăng cổ phần của mình trong công ty National Electric Vehicle của Thụy Điển, từ 68% lên 82%.
Chủ tịch, người sáng lập tỉ phú Evergrande cho biết, không có sự chồng chéo giữa việc kinh doanh bất động sản và tham vọng xe điện của công ty.
"Chúng tôi không có bất kì tài năng, kinh nghiệm, công nghệ hay cơ sở sản xuất ô tô nào. Vậy làm thế nào để chúng tôi có thể cạnh tranh được với những thương hiệu ô tô lâu năm?" vị tỉ phú đặt câu hỏi. Sau đó, ông bèn rút ví của mình ra và nói: "Bất cứ công nghệ và công ty cốt lõi nào chúng tôi cũng có thể mua được".
Trong năm nay, Baidu đã đầu tư khoảng 3 tỉ Nhân dân tệ vào hãng xe có trụ sở tại Thuợng Hải. (Ảnh: Bloomberg).
Robin Li, Giám đốc điều hành của công cụ tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc, cũng cho biết hãng xe WM Motor đã được sáp nhập và trở thành công ty con của gã khổng lồ này. Trong năm nay, Baidu đã đầu tư khoảng 3 tỉ Nhân dân tệ vào hãng xe có trụ sở tại Thuợng Hải này.
WM đã tung ra một chiếc SUV điện vào năm ngoái, và đã xuất xưởng hơn 19.000 chiếc xe điện ra thị trường. Giám đốc chiến lược Rupert Mitchell cho biết, cho đến nay WM đã bán được 14.273 chiếc SUV chạy điện. Điều này khiến WM chỉ xếp sau hãng xe NIO nhưng đứng trước Xpeng.
"WM có lợi thế hơn các đối thủ của mình khi khởi nghiệp với những nhân viên có kinh nghiệm trong ngành IT", Clark người sáng lập Freeman Shen và là cựu giám đốc điều hành Volvo Car Group tại Trung Quốc cho biết.
Truyền thông Trung Quốc hồi tháng 9 năm nay đưa tin Công ty Volvo Car Group tại Chiết Giang đã kiện WM với khoản tiền bồi thường 2,1 tỉ nhân dân tệ, vì những cáo buộc vi phạm bản quyền. Tuy nhiên WM phủ nhận cáo buộc này.
"WM đang hoàn toàn tự sản xuất xe tại các nhà máy mà công ty sở hữu. Điều này giúp chũng tôi duy trì và kiểm soát chất lượng", Clark nói.
"Chúng tôi đang mở một nhà máy thứ hai vào năm tới, với công suất đạt 150.000 xe mối năm và cần huy động thêm 1 tỉ USD", vị CEO chia sẻ.
Baidu từ chối bình luận thông tin này.