Cuộc sống mưu sinh ở bãi rác khổng lồ của Ấn Độ

Bãi rác Dhapa mỗi ngày tiếp nhận hàng nghìn tấn rác thải của thành phố Kolkata, miền đông Ấn Độ. Mặc nguy cơ về ô nhiễm và hoả hoạ đe doạ đến tính mạng, hàng nghìn người dân buộc phải kiếm kế sinh nhai từ rác.
cuoc song muu sinh o bai rac khong lo cua an do Cuộc sống nghẹt thở ở các siêu đô thị trên thế giới
cuoc song muu sinh o bai rac khong lo cua an do Cuộc sống của bộ lạc không biết đến chiến tranh ở Afghanistan
cuoc song muu sinh o bai rac khong lo cua an do
Bất chấp nguy cơ ô nhiễm và hoả hoạ đe doạ đến tính mạng, khoảng 30.000 người dân vẫn kiếm sống sinh sống trên bãi rác Dhapa. Ảnh: Getty

Bãi chôn lấp Dhapa mỗi ngày tiếp nhận đến 4.000 tấn rác rải 4,5 triệu người dân thành phố Kolkata, miền đông Ấn Độ. Quang khu vực này, khoảng 30.000 người dân đang sống trong những khu nhà ổ chuột và kiếm sống bằng việc nhặt rác, buôn bán phế liệu và tái chế.

Những người tìm đến sinh sống tại Dhapa đa phần đều bị xã hội ghẻ lạnh hoặc người thân từ bỏ. Với vị trí nằm gần trung tâm thành phố, những người nghèo nhất Kolkata thường tìm đến đây với hy vọng kiếm kế sinh nhai. Thu nhập ít ỏi, hầu hết những người nhặt rác phải sống trong điều kiện chật chội và mất vệ sinh.

Trong một túp lều, Jasmine Begum làm việc phân loại nhựa. Cô cho biết mình đến bãi rác này từ 10 năm trước và chỉ có thể kiếm được 50 rupee (0,8 USD) trong những ngày đầu. Giờ tuy thu nhập đã tăng hơn gấp đôi, Begum vẫn phải ngủ trên một chiếc bàn, vây quanh toàn là rác.

"Tôi còn có thể làm gì hơn khi không có tiền? Bố mẹ tôi đều đã qua đời, tôi không có nơi nào để đi. Tôi và nhiều phụ nữ ở đây cũng muốn có con, nhưng nuôi bản thân còn không được thì lấy đâu ra tiền để nuôi con?", cô ngậm ngùi nói.

Kartik Dhara, một lái xe tải thu gom rác của bãi Dhapa, cũng tranh thủ kiếm thêm thu nhập từ việc nhặt và phân loại rác thải. Trả lời Guardian, Dhara cho biết có thể tìm thấy mọi thứ từ rác, kể cả đồ chơi cho con.

"Bạn có thể thấy từ thi thể trẻ em đến socola nhập lậu, hàng dược phẩm. Tôi thậm chí tìm thấy vàng, rất nhiều vàng trong đống rác. Tôi giữ chỗ vàng ấy trong nhà, phòng khi có biến cố lớn. Lúc ấy tôi sẽ bán vàng đi để lấy tiền tiêu", Dhara nói.

Tuy nhiên, người làm nghề nhặt rác cũng phải đối mặt với nguy cơ đe doạ đến tính mạng, khi những tấn rác vẫn cháy âm ỉ bất kể ngày hay đêm, vừa gây nguy cơ hoả hoạn, vừa gây ô nhiễm không khí trầm trọng. Ngọn lửa tự sinh ra từ khí thải sinh học thoát ra từ trong rác.

"Không thể nào tiếp cận những đám cháy ấy. Kể cả những xe tải cỡ lớn của chính quyền cũng không thể lại gần. Đặc biệt là vào những ngày gió mùa, những đống rác bị ướt và dễ dàng sụp đổ bất cứ lúc nào. Tôi đã thấy nhiều người chết ở đó", Draha cho hay.

cuoc song muu sinh o bai rac khong lo cua an do
Những người nghèo nhất Kolkata thường tìm đến đây với hy vọng kiếm kế sinh nhai. Ảnh: Getty

Durga Mundun, một người dân Ấn Độ sống ở bãi chôn lấp Dhapa, cho hay người dân nơi đây thường mắc nhiều bệnh.

"Nhiều lúc chúng tôi cảm thấy khó thở. Dù chúng tôi ở đây và đã quen với không khí ô nhiễm nhưng điều này vẫn thật khó chịu. Nhiều người bị ốm, tiêu chảy và cả bệnh lao nữa. Hầu hết mọi người đều chết ở tuổi 50, chỉ một số ít là sống đến năm 60 tuổi. Tôi đã 30 tuổi rồi, chắc cũng sắp đến lúc để về với Chúa", Durga buồn rầu kể.

Ở Dhapa còn có hàng nghìn lô đất trồng rau, các đầm lây trở thành đầm lầy biến thành trang trại nuôi cá và trong những túp lều, phụ nữ Ấn Độ vui vẻ làm món puchkas, một món ăn vặt phổ biến. Dù không ai ước tính bao nhiêu lượng thực phẩm của Kolkata đến từ khu vực này, trên thực tế nhiều khu chợ của thành phố vẫn lấy hàng từ Dhapa.

"Tôi trồng rau bina và cải trắng ở đây", Raju Yadav, một nông dân sống gần khu vực bãi rác nói. "Đất ở đây có giá rẻ còn phân bón thì miễn phí. Tôi đến đây vì không có chỗ nào khác để đi".

Bãi chôn lấp ở Dhapa có từ khi thành phố Kolkata còn là thủ đô trong thời kỳ thuộc địa Anh. Một đoàn tàu chạy dọc theo các tuyến đường chính của thành phố và thu gom rác thải từ các khu dân cư và cơ quan của bộ máy cầm quyền. Dân số của Kolkata cứ thế tăng lên, kéo theo lượng rác thải ra hàng ngày và biến Dhapa thành bãi rác chất cao như núi, trải dài hàng km ở rìa phía đông thành phố. Chính quyền địa phương nhiều lần cố gắng tìm một vị trí mới để giải toả bãi rác Dhapa, nhưng đều bị các tổ chức dân sinh và người dân phản đối.

Thủ tướng Narendra Modi đã phát động chiến dịch vệ sinh quy mô lớn, yêu cầu người dân Ấn Độ không nhổ nướt bọt và đi vệ sinh trên đường phố, đồng thời chấm dứt việc xả rác vừa bãi, giữ môi trường công cộng sạch sẽ.

Mamata Banerjee, người đứng đầu bang Tây Bengal, bao gồm thành phố Kolkata, cũng đã thông qua chương trình giữ gìn vệ sinh tương tự, bằng việc lắp đặt 10.000 thùng rác và sử dụng máy ép rác thế hệ mới. Những giải pháp tích cực này đã cải thiện phần nào Kolkata. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng các dự án phát triển đô thị đã không cải thiện được cuộc sống người dân.

cuoc song muu sinh o bai rac khong lo cua an do
Trải dài hàng trăm km ở rìa phía đông thành phố Kolkata, việc xử lý và di chuyển bãi chôn lấp Dhapa vẫn đang là vấn đề làm các nhà cầm quyền đau đầu. Ảnh: NurPhoto/Getty Images

Việc rác thải chưa qua xử lý vẫn được đổ thẳng vào bãi chôn lấp và cuộc sống của người dân chưa được cải thiện vẫn là vấn đề nan giải. Thị trưởng Sovan Chatterjee cho hay chính quyền không có đủ kinh phí để xử lý bãi chôn lấp ở Dhapa.

"Chúng tôi cần tiền để di chuyển bãi rác nhưng lại không có. Chúng tôi bất lực khi không thể giúp đỡ cho 20.000-30.000 hộ dân ở Dhapa, những người đã sống ở đây hơn 30 qua", Chatterjee nói.

Chatterjee nói Công ước Ramsar đã được ký kết nhằm bảo tồn các vùng đất ngập, nhưng không nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề rác thải ở Dhapa. Những nỗ lực di chuyển bãi rác này ra xa thành phố đã thất bại, khi khu vực mới được lựa chọn lại thuộc sự bảo vệ của hiệp ước. Vào thời điểm ký kết, chính quyền trung ương đưa ra chỉ dẫn để bảo vệ khu vực đất ngập nước, nhưng hiệp ước lại không bao gồm tiền đền bù để làm việc đó.

chọn
Hình ảnh cầu Tam Tòa nối Nam Định - Ninh Bình sau 7 tháng thi công
Cầu Tam Tòa vượt sông Đáy trên tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình sau 7 tháng thi công đã dần thành hình.