Nhà máy xử lý chất thải của Cty Phú Hưng xây dựng trên diện tích 10,3ha. Trong đó có khoảng 1,8ha là bãi rác tạm của UBND huyện Thủy Nguyên đang sử dụng để chứa rác thải sinh hoạt.
Được biết, từ ngày 4 đến 6-1-2018, Cty Phú Hưng đã chở các phụ tùng linh kiện thép phế là những mảng thép phế khi chưa được xử lý sẽ dễ gây ô nhiễm môi trường để bán cho Cty cán thép.
Ngày 7-1-2018 Cty CP thép Việt – Nhật trong lúc đang sản xuất xảy ra sự cố môi trường gây ảnh hưởng tới các em học sinh và người dân khu vực xung quanh nhà máy.
Nhà máy của Cty Phú Hưng được xây dựng để xử lý rác thải thành phân bón hữu cơ, dầu FO… nhằm xử lý toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và thu gom vận chuyển, sản xuất và tái chế ra các sản phẩm từ nguồn phế liệu, phế thải trên địa bàn Hải Phòng và các tỉnh lân cận.
Mặc dù có chức năng xử lý rác thải, nhưng trên thực tế thì Cty Phú Hưng không xử lý triệt để, hết công suất. Cty này chủ yếu ký các hợp đồng thu gom phế liệu từ các nhà máy tại các KCN, khu chế xuất rồi bán thẳng cho các nhà máy thép, mà không qua xử lý.
“Quá trình xử lý rác thải thành phân bón hữu cơ của Cty Phú Hưng là ô nhiễm nhất, đứng cách xa nhà máy mấy trăm mét cũng có thể ngửi thấy mùi hôi thối nồng nặc” – một người dân xã Minh Tân bức xúc.
Bãi rác "khủng" của Cty Phú Hưng gây ô nhiễm môi trường! |
Theo báo cáo của Cty về dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn Minh Tân, quá trình đốt sẽ tạo ra 2 luồng chất thải là nước thải và khí thải, lượng nước thải thì tương đối nhỏ sẽ được áp dụng biện pháp xử lý trước khi thải ra môi trường. Còn khí thải sẽ có hệ thống ống dẫn xử lý và ở đây khí thải sẽ được xử lý đảm bảo không có bụi và khí đảm bảo an toàn không gây ô nhiễm môi trường không khí.
Đối với quy trình xử lý nilon, phế nhựa, lốp… được Cty ký hợp đồng vận chuyển về nhà máy để nhiệt phân thu hồi dầu đốt công nghiệp. Báo cáo là vậy, nhưng theo phản ánh của người dân quanh khu vực, lò dầu này mỗi lần được đốt sẽ xuất hiện một lượng khói đen đặc thải ra môi trường kèm theo mùi khét như đốt cao su khiến mọi sinh hoạt nơi đây ngột ngại.
Một số người còn cho rằng, xử lý rác thải thành phân bón hữu cơ của Cty thực chất chỉ là trộn đất với các loại phế thải hữu cơ tạo thành phân.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Cty Phú Hưng được phép buôn bán kim loại và quặng kim loại, được phép buôn bán sắt, thép. Ngoài ra, trong quá trình mua bán, thép phế liệu phải được loại bỏ tạp chất nguy hại và gây ô nhiễm môi trường, phải đảm bảo an toàn và không gây ra cháy nổ khi vận chuyển, nấu luyện lại.
Được biết, Cty Phú Hưng hoạt động từ năm 2009 làm dịch vụ vận tải đến năm 2015 mở thêm chi nhánh và bổ sung thành 35 ngành nghề kinh doanh. Trong đó, có nhiều ngành kinh doanh có điều kiện như: xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại, tái chế phế liệu…
Sau một thời gian dài hoạt động, đến ngày 27-12-2017 Cty đã được phép hoạt động về môi trường nhưng chưa được phép tái chế dầu và tái chế thép phế. Vậy mà Cty vẫn hoạt động đốt rác thu hồi dầu công nghiệp trong khi các cơ quan chức năng không hề hay biết?
Như vậy, việc Cty Phú Hưng nhập thép phế liệu về nhưng không qua xử lý có đảm bảo an toàn môi trường mà bán thẳng cho các nhà máy thép liệu có đảm bảo?
Cơ quan chức năng của huyện Thủy Nguyên và TP Hải Phòng cần kiểm tra xử lý, xem xét việc xả thải gây ô nhiễm môi trường của Cty Phú Hưng. Nhất là xem xét việc thu gom phế liệu sắt thép, nhựa bán thẳng cho các Cty cán thép, Cty tái chế nhựa, đốt dầu…
Bảo Việt Đà Nẵng toàn người nhà của giám đốc
Ông Thái khẳng định công ty nghiêm cấm trích lại 5% tiền sửa xe cho Bảo Việt Đà Nẵng nhưng khi chúng tôi trưng ra ... |
Thời sự 03:10 | 22/10/2018
Thời sự 03:06 | 22/10/2018
Thời sự 02:54 | 22/10/2018
Thời sự 02:50 | 22/10/2018
Thời sự 00:27 | 22/10/2018
Thời sự 23:43 | 21/10/2018
Thời sự 23:36 | 21/10/2018
Thời sự 23:00 | 21/10/2018