Cuối năm, ông đồ kiếm chục triệu mỗi ngày

Số tiền bán chữ hàng ngày khoản trên dưới 13 triệu đồng và đang tăng dần đều trong những ngày qua, ông đồ Võ Hồng Nhân chia sẻ.
kie m tie n trie u mo i nga y nho nghe cho chu
Nghề ông đồ đang được coi là nghề "hốt bạc" dịp cận Tết.

Trong những ngày vừa qua, nếu ai đi qua ngã tư Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai chắc hẳn đều thấy được không khí nô nức, náo nhiệt của ngày xuân khi các bạn trẻ đổ về đây chụp hình cùng những cành mai vàng rực rỡ và đặc biệt hơn khi hàng chục ông đồ ngồi bên vỉa hè “cho chữ” mang lại cảm giác ngày Tết cổ truyền đang đến rất gần.

Phố ông đồ Sài Gòn được khai mạc vào chiều tối 15/1 ở góc đường Phạm Ngọc Thạch - Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1), trước Nhà văn hóa Thanh niên và Cung văn hóa Lao Động. Nhiều ông đồ bày mực tầu, giấy đỏ xen lẫn trong những hàng mai, tiểu cảnh, họa tiết đẹp mắt thu hút nhiều người tìm đến tham quan, chụp hình và xin chữ.

Công việc của ông đồ khá tất bật khi vừa mài mực, vừa viết chữ nhưng vẫn không kịp đáp ứng cho nhu cầu người mua, nhiều người vẫn phải đứng ngoài chờ đến lượt mình. “Cứ mỗi dịp cuối năm tôi lại tìm đến các ông đồ để xin chữ treo trong nhà, mong muốn chữ mình xin sẽ mang lại may mắn cho cả gia đình trong một năm mới. Tuy nhiên hôm nay mọi người xin chữ khá đông nên tôi đã phải chờ gần nửa tiếng mới xin được chữ”, chị Hương (ngụ quận 3) chia sẻ.

Chính vì nhu cầu xin chữ của người dân trong những ngày này khá cao nên các ông đồ cũng phải làm việc hết công suất. Theo đó thu nhập của các ông đồ cũng được rỉ tai là không hề thấp, có người thu nhập hơn chục triệu một ngày dù thời điểm này số lượng người dân đi du xuân, xin chữ chưa đạt mức cao nhất.

kie m tie n trie u mo i nga y nho nghe cho chu
Công việc "cho chữ" dần trở thành trào lưu khi mức thu nhập của những thầy đồ ngày càng cao.

Theo quan sát của chúng tôi, đối tượng đến xin chữ gần như thuộc mọi lứa tuổi, ai cũng có mong muốn riêng phù hợp với tính cách, độ tuổi và công việc riêng của mình. Người đi học thường xin chữ Tài, Đăng Khoa. Người buôn bán, kinh doanh thường xin chữ Phát, Lộc, Tín. Người muốn rèn khả năng chịu đựng, ý chí xin chữ Nhẫn; người cầu thành công xin chữ Đạt, Thành…

Nói là xin chữ nhưng thực chất chữ mà ông đồ cho đi đều được nhận thù lao từ những người xin, mức thù lao ấy được gọi là “lì xì”, mức lì xì có thể vài chục cho đến vài trăm nghìn tùy thuộc vào kích thước chữ. Chính vì mức “lì xì” khá cao nên nhiều người coi nghề ông đồ vào dịp cuối năm chính là một nghề “hốt bạc”.

Theo ông đồ Võ Hồng Nhân (30 tuổi, ngụ quận Tân Bình, viết chữ tại phố Ông đồ) chia sẻ: “Số tiền bán chữ hàng ngày khoản trên dưới 13 triệu đồng và đang tăng dần đều trong những ngày qua. Trừ tiền thuê mặt bằng, giấy, bút…chi phí khác, lãi tầm 7 triệu/ ngày. Trong những ngày tới khả năng doanh số sẽ còn tăng cao khi bà con mình đi chơi Tết nhiều hơn”.

‘Sang chảnh’ nhất, chữ thư pháp được viết lên các bức tranh, lồng khung và có giá bán từ vài triệu đến vài chục triệu một tranh. Liễng có giá thấp hơn song cũng ở mức vài trăm nghìn đồng. Liễng được nhiều người mua nhất trong mấy ngày qua vì các bạn trẻ dùng chụp ảnh. Mành cũng có chức năng tương tự nhưng phân khúc giá lại rẻ hơn vì chất liệu.

Những bức liễng, mành sau khi dùng để chụp hình vẫn có thể mang về nhà dùng trang trí. Bên cạnh các bức chữ lớn từ liễng và mành, bao lì xì được ông đồ viết chữ lên trên cũng có giá khá cao. Các bao lì xì với giá mua chỉ từ 500 đồng – 2.000 đồng nhưng sau khi viết chữ cũng có giá bán từ 15.0000 đồng – 30.000 đồng.

kie m tie n trie u mo i nga y nho nghe cho chu
Rất đông người dân đi xin chữ với mong muốn có được sự may mắn, hạnh phúc trong năm mới.

Ngồi tại gian hàng của ông Quốc Chiến, ông đồ Hồng Nhân, chỉ trong 2 tiếng, số chữ họ bán được đã trên 2 triệu đồng. Dự kiến, lượng người ra phố ông đồ sẽ đạt đỉnh vào cuối tuần này. Khi đó, số tiền kinh doan từ bán chữ của những quầy hàng này chắc chắn còn tăng cao.

Ngoài những ông đồ có gian hàng riêng, nhiều ông đồ khác không đủ vốn để mở gian hàng, họ sẽ đi viết chữ thuê và có mức tiền công cũng không hề thấp từ 500.000 đến 800.000 đồng/ ngày, thậm chí cao hơn tùy vào trình độ và tuổi nghề của các ông đồ.

Theo một số ông đồ có thâm niên việc thu nhập cao dịp cuối năm của nghề “cho chữ” này khiến nhiều người trẻ có xu hướng học viết để kiếm tiền mỗi dịp cuối năm. Nhiều ông đồ trẻ, thiếu kinh nghiệm, thiếu trình độ nên viết chữ cũng ở dạng tạm tạm cũng đua nhau kiếm tiền với cái danh ông đồ khiến cho cái nghề ông đồ mất dần sự quý trọng, thiếu chiều sâu và giảm chất lượng.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.