'Cứu' ngành đường sắt: Giao vốn hay đặt hàng vẫn vướng?

Với ngành đường sắt, đại diện Ủy ban Quản lí vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết có 2 luồng ý kiến là vẫn triển khai như những năm trước và luồng thứ hai là theo cơ chế đặt hàng. Nhưng nếu thực hiện theo cơ chế đặt hàng thì dù ở Ủy ban Quản lí vốn hay Bộ GTVT, vẫn phải thực hiện theo cơ chế chung.
'Cứu' ngành đường sắt: Giao vốn hay đặt hàng vẫn vướng? - Ảnh 1.

Ngành đường sắt có nguy cơ dừng chạy tàu. (Ảnh: Hạ Vũ).

Chuyển đường sắt về Bộ GTVT để nâng cao hiệu quả

Vừa qua, sau khi một số tập đoàn, tổng công ty chuyển về Ủy ban Quản lí vốn Nhà nước đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là trong việc triển khai các dự án.

Điều này dẫn đến một số ý kiến đề nghị chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về lại Bộ GTVT để nâng cao hiệu quả hoạt động và vận hành.

Liên quan đến vấn đề trên, bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lí vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết khi thực hiện Nghị định 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 29/9/2018, 19 tập đoàn, tổng công ty được bàn giao nguyên trạng từ 5 bộ về Ủy ban Quản lí vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo bà Hà, trong quá trình triển khai thực hiện, đơn vị này nhận được biên bản bàn giao từ các bộ về có 259 nhiệm vụ dở dang.

Trong đó còn rất nhiều nhiệm vụ theo nguyên tắc phải triển khai thực hiện từ các cơ quan chủ sở hữu đã thông qua, phê duyệt trước năm 2017, tức là trước khi được chuyển về Ủy ban.

Bên cạnh đó, trong năm 2019, có rất nhiều nhiệm vụ là triển khai thực hiện trước năm 2017 nhưng chưa được các cơ quan đại diện chủ sở hữu triển khai, trong đó có một số dự án lớn.

"Trong quá trình triển khai thực hiện đến thời điểm triển khai có dự án triển khai cách đây 10 năm, 20 năm, đến nay có vấn đề nảy sinh", bà Hà nói.

'Cứu' ngành đường sắt: Giao vốn hay đặt hàng vẫn vướng? - Ảnh 2.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam từ trước đến nay được giao vốn qua Bộ GTVT, với các dự án có liên quan đến công tác bảo trì, bảo dưỡng. (Ảnh: Hạ Vũ).

Đáng chú ý, đại diện Ủy ban Quản lí vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, theo nguyên tắc khi chuyển giao cần chuyển giao nguyên trạng.

"Qua quá trình triển khai thực hiện, thấy rằng trước kia trong trình tự, thủ tục phê duyệt các dự án của các doanh nghiệp, do vướng các dự án đầu tư công nên một số qui trình, trình tự, thủ tục chưa rõ.

Liên quan đến một số dự án sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước, trong quá trình triển khai thực hiện, thẩm quyền phê duyệt dự án thì có dự án thẩm quyền thuộc Thủ tướng, có dự án thuộc thẩm quyền của địa phương, có dự án thẩm quyền liên quan đến cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Trong quá trình triển khai thực hiện có những dự án trong khối doanh nghiệp đôi khi thực hiện theo một số qui định của luật chuyên ngành.

Khi về Ủy ban thì cũng chiếu theo những qui định, trình tự, nếu thấy không phù hợp, đánh giá xác định dự án không hiệu quả thì Ủy ban sẽ yêu cầu làm rõ những nội dung này.

Khi nào đưa ra phương án phù hợp thì mới có căn cứ trình các cấp thẩm quyền cũng như thực hiện trình tự thủ tục theo đúng pháp luật", bà Hà thông tin.

'Cứu' ngành đường sắt: Giao vốn hay đặt hàng vẫn vướng? - Ảnh 3.

Có 2 phương án cho đường sắt là giao vốn bình thường hoặc đặt hàng. (Ảnh: Hạ Vũ).

Giao vốn cho đường sắt bình thường hay đặt hàng?

Bà Hà cũng cho biết hiện đang có 5 tập đoàn, tổng công ty sử dụng vốn ngân sách nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Đơn vị này quản lí liên quan đến việc truyền tải điện cũng là kết cấu hạ tầng công, tài sản chung của quốc gia thì hiện nay vốn ngân sách nhà nước vẫn đang giao về Tập đoàn để triển khai các dự án đầu tư cũng như các dự án liên quan về công tác chuyển tải, nối điện về nông thôn.

Đồng thời Ủy ban Quản lí vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng vẫn bố trí vốn cho các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và một số dự án thuộc Tổng Công ty Thuốc lá.

Tuy nhiên, có 2 đơn vị là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam.

Hai đơn vị này từ trước đến nay được giao vốn qua Bộ GTVT, với các dự án có liên quan đến công tác bảo trì, bảo dưỡng.

Về vận tải đường sắt, mặc dù Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã về Ủy ban từ tháng 10/2018, nhưng kế hoạch năm 2019 vẫn là do Bộ GTVT giao vốn bình thường.

"Tuy nhiên, liên quan đến bảo trì kết cấu hạ tầng, yêu cầu đặt ra là theo cơ chế đặt hàng.

Ở đây có 2 luồng ý kiến là vẫn triển khai như những năm trước và luồng thứ hai là theo cơ chế đặt hàng.

Nhưng nếu thực hiện theo cơ chế đặt hàng thì dù ở Ủy ban Quản lí vốn hay Bộ GTVT, vẫn phải thực hiện theo cơ chế chung", bà Hà cho biết thêm.

Hiện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) được giao quản lí, khai thác, bảo trì toàn bộ hệ thống đường sắt quốc gia, gồm 15 tuyến đường sắt, qua 34 tỉnh thành, tổng chiều dài 3.143 km; 297 nhà ga và khu ga.

Đồng thời, đơn vị này cũng phải đảm bảo an toàn 652 điểm gác chắn đường ngang, 380 đường ngang cảnh báo tự động, 486 đường ngang biển báo, 4.172 lối đi dân tự mở.

Hiện ngành đường sắt có 11.315 người, trong đó có 1.241 lao động tuần cầu, tuần đường, tuần hầm.

6.278 lao động thực hiện công việc bảo trì đường sắt; 2.881 lao động gác chắn đường ngang, hầm, cầu; và 915 lao động gián tiếp.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.