Cựu Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FPT Đỗ Cao Bảo: Làm thêm giờ là quyền của người lao động

Bày tỏ quan điểm về việc giảm giờ làm, ông Đỗ Cao Bảo cho rằng hiện nay có rất nhiều người muốn làm và đam mê làm thêm giờ, bởi vì nhu cầu kinh tế và thu nhập, đồng thời ông nhấn mạnh đây là quyền của người lao động.

Sáng ngày 28/10 đã diễn ra hội thảo “Môi trường kinh doanh Việt Nam 2016-2019 qua xếp hạng Doing Business: Kết quả và một số gợi ý cải cách” dưới sự chủ trì của TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề giảm giờ làm trong Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) tại buổi hội thảo, ông Đỗ Cao Bảo, cựu Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FPT cho rằng vấn đề giờ làm nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của quốc gia và nếu quy định thấp giờ làm xuống sẽ ảnh hưởng tới tinh thần của dân tộc.

“Về vấn đề làm thêm giờ, có rất nhiều người muốn làm và đam mê làm thêm giờ bởi vì nhu cầu kinh tế và thu nhập cao khiến họ muốn làm", ông Bảo cho biết.

Ông cũng nói thêm rằng, trong xã hội có rất nhiều người muốn làm thêm giờ như vận động viên thể thao, bác sĩ, giáo viên, kiến trúc sư hay nghề lập trình, người kinh doanh, rất nhiều người muốn làm, người ta làm vì đam mê, chứ không phải làm vì kinh tế. Người ta muốn tạo ra sản phẩm tốt cho xã hội, người ta yêu cái nghề đấy. Còn những người không có đam mê thì người ta lại có nhu cầu về kinh tế nên người ta chọn làm thêm giờ.

"Do vậy tôi cho rằng, làm thêm giờ là quyền của người lao động”, ông Bảo nói.

Vị cựu Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FPT cũng giải thích sở dĩ cộng đồng doanh nghiệp muốn nâng số giờ làm thêm trong năm là do bản chất của hoạt động kinh doanh, do nhu cầu của thị trường chứ không phải là do 'doanh nghiệp muốn bóc lột người lao động'.

Cựu Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FPT Đỗ Cao Bảo: Làm thêm giờ là quyền của người lao động - Ảnh 1.

Ông Đỗ Cao Bảo, cựu Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FPT.

Phân tích thêm, ông Đỗ Cao Bảo cho biết, chúng ta như người nghèo, muốn thoát nghèo ngoài kĩ năng, vốn hay tri thức thì phải chăm chỉ. Một quốc gia cũng vậy, muốn nhanh giàu thì người dân phải chăm chỉ.

“Lẽ ra chúng ta phải truyền cho toàn dân một tinh thần là muốn đất nước phải giàu thì phải thể hiện chăm chỉ. Nhưng luật lao động sửa đổi lại giảm giờ làm đi, khuyên người lao động làm ít thôi. Tại sao lại có luật cấm [làm việc-pv] chăm chỉ?"

"Muốn làm ít nhưng lại muốn cuộc sống cao, không thể có chuyện đó được. Không có người nào giàu mà làm ít cả, cho dù bây giờ làm ít thì hồi còn nghèo khó họ cũng đã làm gấp 10 lần những người bình thường”, ông Bảo thẳng thắn bày tỏ quan điểm.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương cho rằng: “Về luật Lao động sửa đổi này thì cách tiếp cận đã sai ngay từ đầu. Nếu giờ làm giảm xuống thì chỉ bảo vệ người lao động lười biếng và khuyến khích sự lao động lười biếng hơn".

"Tôi hi vọng rằng phương án trình Chính phủ sẽ được giữ nguyên, nếu có thay đổi thì cần khích lệ chăm chỉ, đã nghèo thì phải chăm chỉ hơn, nỗ lực nhiều hơn thì mới giàu có được”, ông Cung nhấn mạnh.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.