Đại án OceanBank: Số tiền 500 tỷ và mối quan hệ 'tay ba'

Phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm ngày 6/3 tiếp tục với phần luật sư thẩm vấn các bị cáo và những người liên quan. Trong suốt phần thẩm vấn, Hà Văn Thắm nhiều lần nhắc đến một thỏa thuận tay ba giữa Thắm - công ty Trung Dung- ngân hàng Đại Tín.
dai an oceanbank so tien 500 ty va moi quan he tay ba PVEP chối không nhận lãi ngoài, NHNN mua OceanBank giá 0 đồng

Ngày 6/3, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên xử hình sự sơ thẩm đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).

Sau 1 tuần, HĐXX đã xét hỏi Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank) và các đồng phạm để làm rõ các hành vi Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong phiên tòa tuần trước, Hà Văn Thắm thừa nhận hành vi phạm tội còn nguyên TGĐ Nguyễn Xuân Sơn thì không thừa nhận nhận 69 tỷ đồng từ Công ty BSC, không thừa nhận việc nhận số tiền hơn 240 tỷ đồng của Hà Văn Thắm để chi chăm sóc khách hàng.

Thỏa thuận “tay ba”

Theo cáo trạng truy tố, Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) đã giải quyết cho Phạm Công Danh – cựu Chủ tịch Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Thiên Thanh vay 500 tỷ thông qua công ty Trung Dung mà không đảm bảo điều kiện vay vốn, không có tài sản đảm bảo, khách sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trái quy định, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Hơn nữa, giữa Phạm Công Danh và Hà Văn Thắm còn tồn tại một lời hứa khi nhượng lại Ngân hàng Đại Tín. Đó là Hà Văn Thắm sẽ giúp đỡ Phạm Công Danh mọi mặt khi nắm Ngân hàng. Theo lời khai của Hà Văn Thắm, sự giúp đỡ đó cũng nằm trong khuôn khổ pháp luật.

dai an oceanbank so tien 500 ty va moi quan he tay ba
Hà Văn Thắm nói về lời hứa với Ngân hàng Đại Tín. (Ảnh: Nhật Anh)

Quá trình trả lời thẩm vấn Hà Văn Thắm cho thấy, do hồ sơ vay có một số tài liệu chỉ là bản phô tô, nên điều kiện để cho Công ty Trung Dung vay 500 tỷ là phải có một thỏa thuận tay ba giữa Công ty Trung Dung – NH Đại Tín – Ngân hàng Oceabank về việc phong tỏa tài khoản của công ty này tại Đại Tín. Thỏa thuận này được ký trước khi tiền từ Oceanbank đổ vào tài khoản của Công ty Trung Dung.

Nói về việc không phong tỏa tài khoản của Công ty Trung Dung tại Oceanbank, cựu Chủ tịch Oceanbank cho rằng, đấy cũng là thực hiện lời hứa của mình nhằm giúp Ngân hàng Đại Tín cân đối thanh khoản.

Tuy nhiên theo Hà Văn Thắm, thời gian khoảng năm sau đó, kiểm tra tài khoản của Công ty Trung Dung tại NH Đại Tín, số dư tài khoản 500 tỷ vẫn tồn tại, nhưng thực tế số tiền đó đã được giải ngân mà theo Hà Văn Thắm là trái thỏa thuận ba bên.

Tại tòa, bị án Phạm Công Danh trình bày, bản thân không hề biết về thủ tục cho vay đối với khoản tiền này. Khoản tiền này sau khi giải ngân, bị án có gặp Hà Văn Thắm nhưng cũng chưa được nghe nói việc giải ngân đúng hay sai, cũng như không nghe cơ quan chức năng nói việc vay tiền này là sai.

Bị án Danh cho rằng khoản tiền này ông ta không nhận được đồng nào. Theo bị án, 500 tỷ đồng vẫn còn ở trong Ngân hàng Đại Tín (giờ là Ngân hàng Xây dựng VNCB).

Sau đó, Phạm Công Danh đề nghị nếu khoản tiền này cho vay sai quy định, không có cơ sở pháp lý thì đề nghị VNCB chuyển trả lại tiền cho Oceanbank.

Phong tỏa tài khoản

Đây chính là vấn đề mà luật sư bào chữa cho bị cáo Hà Văn Thắm liên tục đặt câu hỏi liên quan đến văn bản thỏa thuận này đối với đại diện của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB).

Quan điểm của VNCB đưa ra phiên tòa xét xử đại án tại Oceanbank, là họ không có trách nhiệm, không liên quan đến khoản tiền 500 tỷ đồng này.

Luật sư Đào Hữu Đăng đề nghị đại diện của VNCB cho HĐXX biết, việc tài khoản của Công ty Trung Dung đã không còn tiền nhưng tại sao đến ngày 22/6/2013, Ngân hàng Đại Tín lúc bấy giờ vẫn có giấy xác nhận số dư trong tài khoản của công ty này, kể cả gốc và lãi hơn 500 tỷ đồng?

Trả lời câu hỏi này, bà Vũ Thị Hương Thảo - Cty Luật Hoa Thảo và cộng sự - Đoàn Luật sư TP Hà Nội là đại diện được ủy quyền tới tham dự phiên tòa cho VNCB cho hay: “Ngân hàng rất mong câu hỏi này để trả lời nhằm chứng minh sự vô can. Trên thực tế, chúng tôi không có trách nhiệm trả lời nếu Oceanbank yêu cầu xác nhận số dư tài khoản của khách hàng. Vì đấy là nghiệp vụ, bí mật của khách hàng”.

dai an oceanbank so tien 500 ty va moi quan he tay ba
Đại diện VNCB đối đáp với luật sư bào chữa của Hà Văn Thắm (Ảnh: Nhật Anh)

Theo đại diện của VNCB, ngày 22/6/2013, dựa trên quy định của pháp luật, Ngân hàng Đại Tín phát hành 2 bản xác nhận số dư theo yêu cầu của Công ty Trung Dung. Cũng trong ngày hôm đó, Công ty Trung Dung thực hiện ủy nhiệm chi.

Luật sư Đăng tiếp tục đặt câu hỏi: Ngày 10/12/2012, 500 tỷ này được rút ra. Nhưng đến năm 2013 lại vẫn có xác nhận số dư? Ngân hàng Oceanbank có biết?.

“Việc biết hay không là chuyện của Oceanbank”, đại diện VNCB trả lời.

Đến lượt luật sư Nguyễn Huy Thiệp – luật sư bào chữa chữa cho Hà Văn Thắm hỏi: Số tiền 500 tỷ trong tài khoản của Công ty Trung Dung được giải ngân vào ngày 10/12/2012 và 27/12/2012 đã dùng tất toán cho các khoản vay khác, có đúng như vậy không?

Trả lời câu hỏi này, bà Thảo cho rằng, VNCB không thực hiện giải ngân mà là thực hiện theo ủy nhiệm chi.

Đối với câu hỏi về thỏa thuận 3 bên việc phong tỏa tài khoản và lý do chi số tiền 500 tỷ đồng này. Đại diện VNCB cho biết chưa bao giờ nhận được văn bản ba bên và mới đây là nhận văn bản phô tô.

“Trên thực tế nếu có căn cứ chúng tôi nhận được văn bản thì mới nói đến chuyện có thực hiện theo hay không” – bà Thảo trình bày.

Luật sư Thiệp tiếp tục đặt câu hỏi: “Bà vừa đại diện vừa là luật sư. Bà có thể trả lời câu hỏi, khi đại diện pháp luật của doanh nghiệp ký và đóng dấu thì đấy có phải là căn cứ để doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm không?

Bà Thảo đáp lại: “Chúng tôi chưa hề nhìn thấy biên bản này nên chưa thể đánh giá tính pháp lý của nó. Tại phiên tòa, chúng tôi khẳng định rằng, VNCB kế thừa các quyền và nghĩa vụ thực hiện các giao dịch hợp pháp của Ngân hàng Đại Tín”.

Sau đó, luật sư Thiệp chỉ ra mâu thuẫn trong câu trả lời của bà Thảo. Theo luật sư Thiệp “Bà bảo biết văn bản đó đến khi vụ án này xảy ra. Câu sau lại nói, đến giờ này chưa được nhìn thấy văn bản”.

Tuy nhiên, bà Thảo cho rằng đến ngày hôm nay VNCB mới biết văn bản này.

“Đến ngày 10/6/2014 thì nhận được văn bản phô tô. Nếu đánh giá về mặt pháp lý thì cần phải dựa vào biên bản chính” bà Thảo trình bày.

Về câu hỏi liên quan đến việc lưu trữ, hồ sơ chứng từ do doanh nghiệp chịu trách nhiệm hay đối tác chịu trách nhiệm của luật sư, đại diện VNCB cho biết là doanh nghiệp chịu trách nhiệm nhưng trước hết phải hồ sơ, chứng từ phải chuyển đến doanh nghiệp.

Tiếp tục đối đáp, luật sư đề nghị người đại diện trả lời câu hỏi: “Một văn bản do DN phát hành thì DN có chịu trách nhiệm không, hay vì sơ suất trong lưu trữ nên chối?

Bà Thảo trình bày: “Tôi chưa nói là sơ suất trong lưu trữ mà chúng tôi chưa nhận được văn bản”.

Trước câu trả lời của đại diện VNCB, luật sư Thiệp đưa ra văn bản có chữ ký của ông Trần Xuân Nam – TGĐ Đại Tín thời điểm đó, và con dấu của Ngân hàng Đại Tín. “TGĐ ký và đóng dấu Ngân hàng đây thế mà chối bảo không có”.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.