Mối quan hệ giữa Hà Văn Thắm và Phạm Công Danh

Hà Văn Thắm cho ông Phạm Công Danh vay 500 tỷ đồng mà không có tài sản đảm bảo, số tiền này nhằm tất toán một số khoản nợ xấu của bà Hứa Thị Phấn tại TrustBank.
moi quan he giua ha van tham va pham cong danh [Live] Tuyên án Đại án VNCB: Phạm Công Danh y án 30 năm tù, 25 đồng phạm y án
moi quan he giua ha van tham va pham cong danh Đại án VNCB: Phạm Công Danh xin lỗi thuộc cấp
moi quan he giua ha van tham va pham cong danh Bà Trần Ngọc Bích: 'Là nạn nhân, nhưng chúng tôi đang bị xét xử'

Tham vọng sáp nhập ngân hàng

moi quan he giua ha van tham va pham cong danh
Bị cáo Phạm Công Danh (ảnh tư liệu).

Cuối tháng 1 vừa qua TAND cấp cao tại TP HCM tuyên án Phạm Công Danh và đồng phạm, theo bản án bị cáo Danh nhận cơ cấu Ngân hàng Đại Tín khi không đủ khả năng, không có nguồn vốn như cam kết với Ngân hàng Nhà nước, dẫn đến hàng loạt vi phạm.

Phạm Công Danh bị tuyên mức án 30 năm tù cho tội vi phạm quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Một nhân vật được nhắc đến nhiều trong phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm là Hà Văn Thắm, nguyên chủ tịch HĐQT Oceanbank. Phiên tòa không có mặt ông Hà Văn Thắm nhưng các bị cáo, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đều khai có sự góp tay của ông Hà Văn Thắm trong thương vụ chuyển nhượng này.

Trong phiên tòa này các luật sư yêu cầu tòa triệu tập, trích xuất Hà Văn Thắm tới tòa nhằm làm rõ phi vụ mua bán ngân hàng Đại Tín. Nhưng yêu cầu này đã không được HĐXX chấp nhận.

Đồng thời, cáo trạng của Viện KSND tối cao truy tố Hà Văn Thắm với 3 tội danh: vi phạm quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong quá trình quản lý, điều hành đối với Oceanbank.

Trong các hành vi, vi phạm của Hà Văn Thắm bị đề nghị truy tố có hành vi cho Công ty Trung Dung của Phạm Công Danh vay 500 tỉ đồng để tái cơ cấu VNCB, đến nay số tiền này không có khả năng thu hồi. Liên quan đến Đại Tín (tiền thân của VNCB), cáo trạng cũng xác định rõ vai trò của Hà Văn Thắm trong việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần của ngân hàng này.

Theo đó, hồ sơ xác định vào đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém. Do muốn thâu tóm một số ngân hàng về Oceanbank nên Hà Văn Thắm đã gặp bà Hứa Thị Phấn (đại diện nhóm cổ đông của Ngân hàng Đại Tín) đặt vấn đề chuyển giao lại Ngân hàng Đại Tín cho Thắm.

Thắm đưa ra những sai phạm trong việc quản trị, điều hành của HĐQT và việc vay vốn của bà Phấn tại Ngân hàng Đại Tín để yêu cầu bà Phấn chuyển nhượng ngân hàng.

Ngày 23/2/2012, bà Phấn cho Ngô Thị Kim Huệ, phó tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín, ký hợp đồng kinh tế với Hà Văn Thắm để bán hơn 254.000 cổ phần (tương đương 84,9% vốn điều lệ) với giá 4,4 tỉ đồng, kèm theo việc kế thừa toàn bộ nghĩa vụ trả nợ và sở hữu tài sản đảm bảo là các khoản vay với trị giá 3.553 tỉ đồng, khoản đầu tư 920 tỉ đồng và một số nghĩa vụ khác.

Mua 4,4 tỷ bán lại 4.600 tỷ đồng

moi quan he giua ha van tham va pham cong danh
Bị can Hả Văn Thắm (ảnh: T.H).

Sau khi ký hợp đồng, Hà Văn Thắm đã cho người vào quản lý Ngân hàng Đại Tín và thực hiện việc sáp nhập vào Oceanbank, nhưng không thực hiện việc thanh toán 4,4 tỉ đồng cho bà Phấn. Bà Phấn nhiều lần yêu cầu trả tiền nhưng Thắm không trả.

Sau khi đưa người vào quản lý ngân hàng, Thắm nhận thấy Đại Tín có một số khoản vay lớn, dư nợ xấu không có khả năng thu hồi nên nảy ra ý định chuyển nhượng lại Ngân hàng Đại Tín.

Thông qua môi giới, Hà Văn Thắm gặp Phạm Công Danh để chuyển nhượng toàn bộ cổ phần Ngân hàng Đại Tín cho Phạm Công Danh. Hai bên thống nhất nếu Danh tiếp nhận Đại Tín thành công thì trả cho Thắm 800 tỉ đồng tiền môi giới. Số tiền mà hai bên thỏa thuận chuyển nhượng hơn 252.000 cổ phần và những tài sản của nhóm cổ đông Phú Mỹ bao gồm bất động sản tại quận 2 và nhà bè… tổng giá trị 4.600 tỷ đồng. Tuy nhiên bà Hứa Thị Phấn và nhóm Phú Mỹ đang nợ một khoản tiền lớn tại ngân hàng Đại Tín mà không có khả năng thanh toán, cho nên đến nay những tài sản này vẫn chưa được chuyển giao cho Phạm Công Danh.

Khi bắt đầu tiếp quản ngân hàng Đại Tín lỗ lũy kế khoảng 8.000 tỷ, vốn thực khoảng 2.000 tỷ, số dư nợ khoảng 13.000 tỷ trong đó 95% là nợ khó đòi, không có khả năng thu hồi. Mỗi năm ngân hàng lỗ khoảng 2.000 đến 2.500 tỷ do chệnh lệch giữa khoản lãi phải trả với khoản vay khó đòi.

Do đó, khi tái cơ cấu thành VNCB, Danh phải bỏ tiền túi ra để duy trì hoạt động của ngân hàng. Bị cáo Mai kể: “Sau khi dùng hết tiền túi, không còn cách nào, anh Danh chỉ đạo phải tìm mọi cách để duy trì hoạt động của ngân hàng!”.

Bản án xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm cho thấy Phạm Công Danh khai rằng Danh và nhóm cổ đông của mình đã trả cho bà Hứa Thị Phấn 3.600 tỉ đồng, số tiền này được xác định lấy từ nguồn vốn vay của chính VNCB.

Số tiền mà bà Hứa Thị Phấn được Phạm Công Danh trả đã được dùng tất toán các khoản vay của bà Hứa Thị Phấn tại Ngân hàng Đại Tín. Với những sai phạm của mình trong hoạt động tín dụng Hứa Thị Phấn đã bị TAND cấp cao tại TP HCM khởi tố vụ án cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.

Tuy nhiên ngoài các khoản tiền trên, Hà Văn Thắm còn cho Phạm Công Danh (sử dụng pháp nhân là Công ty Trung Dung của Tập đoàn Thiên Thanh) vay 500 tỉ đồng. Số tiền này được đảm bảo bằng tài sản thế chấp không đủ điều kiện (tổng giá trị chỉ là 482 tỉ đồng), nên đến nay Oceanbank không thu hồi được số tiền này.

Cáo trạng cho rằng mặc dù Phạm Công Danh có sai phạm trong việc lập hồ sơ vay vốn và đưa nhóm tài sản không đủ giá trị vào thế chấp khoản vay, tuy nhiên Hà Văn Thắm mới là người biết rõ về những sai phạm này nhưng vẫn thống nhất cho vay.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.