Đại án VNCB: Đề nghị y án 30 năm đối với Phạm Công Danh

Đại diện VKSND cấp cao tại TP HCM giữ quyền công tố tại phiên tòa đề nghị y án 30 năm tù đối với bị cáo Phạm Công Danh.
da i a n vncb de nghi y a n 30 nam do i vo i pha m cong danh Đại án VNCB: Phạm Công Danh khóc nức nở tại tòa
da i a n vncb de nghi y a n 30 nam do i vo i pha m cong danh Đại án VNCB: Làm sáng tỏ giao dịch 5.190 tỷ đồng

Sáng 10/1, phiên tòa phúc thẩm phiên phúc thẩm xét xử Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng) và các đồng phạm gây thiệt hại 9.000 tỉ đồng bước vào phần tranh luận.

Bác kháng cáo của 25 bị cáo

da i a n vncb de nghi y a n 30 nam do i vo i pha m cong danh
Đề nghị y án 30 năm tù đối với bị cáo Phạm Công Danh.

Sau nhiều ngày xét hỏi, sáng 10/1, phiên tòa phúc thẩm xét xử Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm bước qua phần nêu quan điểm của VKSND Cấp cao.

Đại diện VKS nhận định trong vụ án này Danh là người đề ra chủ trương, chỉ đạo các bị cáo Mai, Khương, Quyết, Viễn, Tùng… chỉ đạo các nhận viên dưới quyền thuộc VNCB, Tập đoàn Thiên Thanh thực hiện các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng. Án cấp sơ thẩm đã xem xét các yếu tố giảm nhẹ như: Bị cáo Danh có thái độ khai báo thành khẩn, bị cáo đã đề nghị bán bất động sản khắc phục hậu quả thể hiện sự ăn năn hối cải, Tập đoàn Thiên Thanh tại địa phương có nhiều đóng góp cho xã hội… Tuy nhiên do hậu quả gây ra rất nghiêm trọng nên bản án sơ thẩm tuyên mức án 30 năm tù với Danh là có căn cứ, cần giữ nguyên.

Tuy nhiên đại diện VKS đề nghị chấp nhận một phần kháng cáo của Danh, đề nghị HĐXX sửa một phần bản án sơ thẩm theo hướng thu hồi số tiền Danh đã chuyển cho ông Trần Quý Thanh 500 tỷ đồng, bà Hứa Thị Phấn hơn 130 tỷ đồng, bà Trần Ngọc Bích 119 tỷ đồng giao VNCB để đảm bảo khắc phục hậu quả.

Còn các bị cáo Phan Thành Mai, Hoàng Đình Quyết, Mai Hữu Khương, Bạch Quốc Hào là những người giúp sức trực tiếp cho Danh thực hiện các hành vi phạm tội. Cấp sơ thẩm đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo là có căn cứ, không có cơ sở xem xét giảm nhẹ thêm.

Đại diện VKS cũng bác kháng cáo kêu oan của các bị cáo Phan Minh Tùng, Doãn Quốc Long bởi không hề có oan sai. Hai bị cáo này có các hành vi sai phạm trong việc lập các báo cáo tài chính khống, khi cho vay không tiếp xúc trực tiếp khách hàng, không thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng.

Riêng các bị cáo là nhân viên ngân hàng, giám đốc đứng tên các công ty do Phạm Công Danh lập ra để vay tiền đã có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, hưởng án treo, VKS cho rằng không có căn cứ để xem xét. Còn về các kháng cáo đề nghị hủy quyết định khởi tố của tòa cấp sơ thẩm của bà Hứa Thị Phấn (cổ đông nhóm Phú Mỹ), ông Hoàng Văn Toàn, Trần Sơn Nam (lãnh đạo Ngân hàng Đại Tín), VKS cho rằng không có cơ sở.

Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm?

da i a n vncb de nghi y a n 30 nam do i vo i pha m cong danh
Bị cáo Phan Thành Mai.

Đáng chú ý là phần công tố nhận định liên quan đến việc rút số tiền 5.190 tỉ đồng không có chữ ký của chủ tài khoản, rút 300 tỉ đồng không có hồ sơ vay gây thiệt hại 5.490 tỉ liên quan đến cha con Trần Quý Thanh, Trần Ngọc Bích. Công tố viên phân tích, số tiền 5.190 tỉ đồng là việc rút tiền bằng các hành vi vay giả tạo, gây thiệt hại cho VNCB. Hành vi này, Phạm Công Danh cũng được xác định là đúng vai trò chỉ đạo. Liên quan đến hành vi có các khách hàng là bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh và một số khách hàng.

Theo VKS, họ đã không thực hiện đúng mục đích tiền vay, cho Danh vay tiền. Số tiền này thực chất là thực hiện theo thỏa thuận vay giữa Danh và ông Thanh.

VKS khẳng định, án sơ thẩm khẳng định vai trò chỉ đạo của Phạm Công Danh và các đồng phạm, đồng thời khởi tố Phạm Thị Trang (Trang Phố núi) là có căn cứ. Nhưng tòa sơ thẩm chưa xem xét vai trò của khách hàng liên quan hành vi này là bỏ lọt người phạm tội. Ông Thanh, bà Bích giúp sức tích cực cho Danh đạt được mục đích rút tiền khỏi ngân hàng. Ngoài ra bà Bích và bà Trang có quan hệ vay nhận lãi nhiều lần... Từ đó VKS đề nghị bác kháng cáo của nhóm ông Thanh và bà Bích liên quan đến việc không tịch thu số tiền 5.190 tỉ, trả lại sổ tiết kiệm, giải tỏa tài sản kê biên... Và chấp nhận một phần kháng cáo của Danh sửa án trong việc thu hồi đối với khoản gốc lãi liên quan.

Ngoài ra VKS đề nghị chấp nhận một phần kháng cáo của Phạm Công Danh, đề nghị sửa theo hướng: thu hồi số tiền Danh chuyển cho Trần Quý Thanh 500 tỉ đồng, Trần Ngọc Bích 139 tỉ đồng, Hứa Thị Phấn 130 tỉ đồng, thu hồi 81,1 tỉ đồng là tiền lãi mà Danh chuyển cho Thanh, giao VNCB xử lý.

Đặc biệt chú ý VKS đề nghị HĐXX kiến nghị Bộ Công an, VKSND Tối cao xem xét trách nhiệm hình sự của ông Trần Quý Thanh, bà Trần Ngọc Bích, Võ Thị Như Thảo và Trần Trọng Nghĩa (2 nhân viên của VNCB) với vai trò đồng phạm, tiếp sức cho Phạm Công Danh gây thiệt hại cho ngân hàng VNCB 5.190 tỉ đồng.

Đề nghị HĐXX kiến nghị Bộ Công an, VKSND Tối cao làm rõ số tiền lãi 405 tỉ đồng mà Bích đã nhận để xem xét truy thu thuế thu nhập cá nhân và xem xét hành vi trốn thuế; làm rõ hành vi của ông Trần Quý Thanh cho Phạm Công Danh Đề nghị HĐXX kiến nghị Bộ Công an áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh đối với những đối tượng đã khởi tố và những đối tượng mà VKSND Cấp cao tại TP HCM đã đề nghị khởi tố.

Ông Trần Quí Thanh lên tiếng

Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử đại án Phạm Công Danh, Viện kiểm sát đã trình bày quan điểm của mình, trong đó có nhận định Bản án sơ thẩm đã không xem xét vai trò đồng phạm của Trần Quí Thanh, Trần Ngọc Bích là thiếu sót. Đại diện của ông Trần Quí Thanh, ông Phan Vũ Tuấn, đã cho phóng viên biết các quan điểm của mình.

Theo ông Tuấn, việc “ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích có vai trò đồng phạm với Phạm Công Danh hay không” đã được đặt ra từ giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm. Kết quả là ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích không có bất cứ hành vi gì vi phạm pháp luật, không cho vay nặng lãi, không đồng phạm với Phạm Công Danh trong hành vi cố ý làm trái hay vi phạm quy định về cho vay.

Trong vụ án này, ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích và các cộng sự gửi tiền tại VNCB, hiện nay đang có nguy cơ bị mất tiền theo phán quyết của án sơ thẩm, đó chính là lý do mà các cá nhân này kháng cáo.

Thực tế không có và không thể có chuyện ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích đồng phạm với Phạm Công Danh để lấy tiền của chính mình.

Đồng phạm là cùng chung ý chí, cùng chung hành động, ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích là khách hàng gửi tiền, vay tiền tại VNCB. Phạm Công Danh cùng các đồng phạm rút tiền tại VNCB, không có bất cứ lý do gì, lợi ích gì để ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích đồng phạm với Phạm Công Danh.

Việc ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích vay tiền VNCB là cầm cố sổ tiết kiệm của chính mình, làm đúng theo sự hướng dẫn của VNCB, không liên quan gì đến hành vi của Phạm Công Danh.

Về vấn đề bỏ lọt tội phạm, ông Tuấn cho biết, ông rất ngạc nhiên với quan điểm của Viện Kiểm sát. Việc bỏ lọt tội phạm trong vụ án như: Tại sao Phạm Công Danh có tiền án lại được làm Chủ tịch, không có năng lực tài chính vẫn được mua ngân hàng; tại sao VNCB thua lỗ nhiều năm mà Phạm Công Danh vẫn có thể che dấu thông tin để huy động tiền gửi rồi rút tiền của ngân hàng; tại sao cơ quan quản lý nhà nước không ngăn chặn hành vi của Phạm Công Danh; hành vi của Phạm Công Danh có dấu hiệu của tội chiếm đoạt, Phạm Công Trung có dấu hiệu đồng phạm với Phạm Công Danh; nhiều cá nhân tham gia hạch toán sai, giúp Phạm Công Danh rút tiền từ tài khoản của Trần Ngọc Bích không bị xử lý; xấp xỉ 10.000 tỷ đồng không biết Phạm Công Danh chi tiêu vào đâu, trả nợ vào việc gì…

Những vấn đề cốt yếu của vụ án đã không được Viện Kiểm sát nhắc đến. Nhưng ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích là nạn nhân của sự việc này, đang mất tiền thì lại bị đặt vấn đề là có đồng phạm hay không?

Thông qua người đại diện, ông Trần Quí Thanh cho biết: “Việc đặt vấn đề là của cơ quan tố tụng, tôi và con gái tôi có tiền hợp pháp gửi ngân hàng nay đi đòi lại. Chính chúng tôi mong muốn làm rõ và luôn hợp tác với cơ quan tố tụng để làm rõ việc này. Chúng tôi luôn chấp hành pháp luật, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ trong mọi giao dịch của mình. Chúng tôi không bao giờ là đồng phạm với Phạm Công Danh. Không lẽ chúng tôi đi rút trộm tiền của chính mình. Chỉ tiếc rằng tại sao việc này đã điều tra qua nhiều năm, đến nay, khi bước vào phần tranh luận của phiên tòa phúc thẩm về trách nhiệm của VNCB phải trả tiền cho chúng tôi thì việc này lại được đặt ra mà không làm rõ trước đó. Chúng tôi tin vào sự thật, chúng tôi sẽ đi đến cùng để bảo vệ quyền lợi của mình”.

chọn
Cao tốc CT 08 qua Nam Định - Thái Bình cần giải phóng 509 ha đất, xây 9 cầu và 5 nút giao, hoàn thành vào năm 2027
Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua hai tỉnh Nam Định và Thái Bình có chiều dài hơn 61 km, đi qua 4 huyện của Nam Định, hai huyện của Thái Bình. Tuyến cao tốc này dự kiến được hoàn thành vào năm 2027.