Đại án VNCB: Đề nghị của VKS bất ngờ làm khác đi bản chất vụ án?

Ngày 13/1, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Trần Quí Thanh tranh luận lại quan điểm, đề nghị của đại diện Viện KSND cấp cao tại TP HCM liên quan đến thân chủ của mình trong vụ án Phạm Công Danh.
da i a n vncb de nghi cua vks la bat ngo lam khac di ban chat vu an Vì sao lãnh đạo ngân hàng Trustbank bị khởi tố?
da i a n vncb de nghi cua vks la bat ngo lam khac di ban chat vu an Vụ án VNCB: Chuyên gia pháp lý Đinh Văn Quế tiếp tục kiến nghị
da i a n vncb de nghi cua vks la bat ngo lam khac di ban chat vu an
Bị cáo Phạm Công Danh.

Không có lệnh chi, phải trả lại tiền

Theo luật sư, ông Thanh, bà Bích vì không biết thực trạng nợ xấu của VNCB nên mới gửi tiền hợp pháp vào VNCB và bị Phạm Công Danh, ngân hàng chọn làm nạn nhân. Tuy nhiên, bối cảnh thực chất đã bị thay đổi thành câu chuyện Danh bỏ tiền riêng, rút tiền VNCB để chăm sóc khách hàng; bị cáo Danh vay cá nhân ông Thanh, bà Bích bằng hình thức rút tiền không chứng từ, cho vay không chứng từ, thậm chí lập các hợp đồng vay giả tạo. Luật sư của ông Thanh cho rằng những đề nghị của VKS trong phiên tòa phúc thẩm là bất ngờ, xa rời thực tế, khác xa so với bản án sơ thẩm, cáo trạng.

Với yêu cầu đề nghị VNCB trả lại 5.190 tỉ đồng vào tài khoản của bà Bích, luật sư nhấn mạnh VNCB hoạch toán chi tiền của khách hàng không có lệnh chi hợp pháp thì phải trả lại, đây là việc không cần tranh luận; tương tự, buộc VNCB trả lại 6 sổ tiết kiệm hơn 300 tỉ đồng cho 3 cá nhân là ông Trần Hoài Phục, bà Ngô Bích Thùy Trang, bà Nguyễn Thị Mỹ Dung bởi những hồ sơ vay này không có chữ ký hợp lệ của người vay. Còn việc tranh luận có hay không có sự đồng thuận của chủ sổ tiết kiệm, có hay không việc nợ chứng từ không làm thay đổi thực tế. Ngoài ra, luật sư đề nghị HĐXX làm rõ dấu hiệu giả mạo bản fax hồ sơ vay, đề nghị vay vốn của 3 cá nhân trên được gửi từ Tân Hiệp Phát qua VNCB.

Đối với kháng cáo yêu cầu VNCB trả lại 124 sổ tiết kiệm của 17 cá nhân, tổng số tiền gửi 5.881 tỉ đồng, theo quan điểm của VKS là giải tỏa kê biên nhưng vẫn giao sổ tiết kiệm cho VNCB quản lý để đảm bảo các khoản vay hồi tháng 6 - 7/2013 của nhóm bà Bích chưa được tất toán. Không đồng tình, luật sư nhóm bà Bích khẳng định các hồ sơ vay khách hàng đều thực hiện theo hướng dẫn của VNCB, đã thanh lý đúng quy định của pháp luật và không nằm trong phạm vi xét xử của vụ án.

Luật sư nhóm bà Bích cũng không đồng ý quan điểm của VKS cho rằng hợp đồng vay giữa VNCB và nhóm bà Bích vào 21- 26/8/2013 với số tiền 5.190 tỉ đồng là sử dụng vốn sai mục đích khi vay làm kinh tế gia đình nhưng lại để tiền trong tài khoản; là giả tạo khi chuyển tiền trước, hoàn thiện hồ sơ sau nên đề nghị HĐXX khôi phục lại tình trạng ban đầu. Bởi, không hề có định nghĩa pháp lý nào về kinh tế gia đình nên không thể nói nhóm bà Bích sử dụng vốn vay sai mục đích; hồ sơ vay là có thật, không có bất cứ nội dung gì giả, còn việc VNCB làm thủ tục nội bộ phê duyệt, giải ngân không liên quan đến ông Thanh, bà Bích; các khoản vay này đúng hay sai cũng là quan hệ dân sự giữa các bên, bản chất vẫn là vay tiền cầm cố sổ tiết kiệm, không liên quan đến hành vi của các bị cáo trong vụ án; việc ông Thanh, nhóm bà Bích gửi tiền, sau đó lại vay tiền, rồi lại gửi tiền cũng là chuyện bình thường bởi nhu cầu của khách hàng từng thời điểm…

Đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự, cấm xuất cảnh là vội vã

da i a n vncb de nghi cua vks la bat ngo lam khac di ban chat vu an
Bà Trần Ngọc Bích (áo trằng ở giữa) tại tòa.

Về nội dung VKS đề nghị HĐXX kiến nghị Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Viện KSND tối cao xem xét trách nhiệm hình sự với ông Thanh, bà Bích với vai trò đồng phạm tích cực để bị cáo Danh rút 5.190 tỉ đồng ra khỏi VNCB; xem xét hành vi trốn thuế và cấm xuất cảnh đối với 2 người này, theo luật sư đề nghị của VKS là vội vã, thiếu thận trọng.

Tranh luận lại, luật sư nêu không có bất cứ chứng cứ nào về việc ông Thanh, bà Bích biết và đồng thuận cùng bị cáo Danh rút tiền không chứng từ của VNCB rồi hoạch toán chi tiền vào tài khoản của bà Bích; việc vay 5.190 tỉ đồng của nhóm bà Bích là đúng pháp luật, theo hướng dẫn của ngân hàng, còn chuyện Danh tự ý rút 5.190 tỉ đồng của VNCB, tự hạch toán chi vào tài khoản của bà Bích là 2 hành vi độc lập.

Luật sư cho rằng tất cả mọi việc mới chỉ dừng lại ở nghi ngờ, chưa rõ ràng; ông Thanh, bà Bích chưa phải là bị can, bị cáo, luôn hợp tác với cơ quan tố tụng nhưng VKS lại đề nghị cấm xuất cảnh đối với thân chủ của họ ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, luật sư cũng cho hay thực tế tất cả giao dịch cả bà Bích, ông Thanh đều là hợp pháp và được khai báo thuế đầy đủ. Việc này cũng đã được làm rõ trong giai đoạn điều tra nên việc VKS đề nghị HĐXX kiến nghị Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Viện KSND tối cao làm rõ khoản tiền 405 tỉ đồng bà Bích nhận từ Phạm Thị Trang, 17.000 tỉ đồng mà bà Bích, ông Thanh nhận cho Danh vay nhằm truy thu thuế thu nhập cá nhân, xem xét hành vi trốn thuế là không có căn cứ.

Chiều 13/1, bà Trần Ngọc Bích trình bày: “VKS đề nghị cấm xuất cảnh đối với tôi là đi xa rời thực tế. Chúng tôi mất tiền thì chúng tôi phải ở VN để đòi, không lý do gì phải bỏ trốn. Vì quá tin vào ngân hàng nên chúng tôi mới mất tiền. Chúng tôi không chỉ có gần 6.000 tỉ đồng gửi vào VNCB mà còn nhiều khoản tiền gửi vào những ngân hàng khác. Tiền này chúng tôi tích góp từ đời này qua đời khác thông qua việc làm ăn đàng hoàng, không có chuyện cho vay nặng lãi, thực hiện giao dịch giả tạo…"

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.