Đại án VNCB: Phạm Công Danh khóc nức nở tại tòa

Trả lời câu hỏi của HĐXX, bị cáo Danh trình bày sức khỏe yếu, trí nhớ kém không nhớ rõ và bất ngờ bật khóc tại tòa.
da i a n vncb pha m cong danh kho c nu c no ta i to a Đại án VNCB: Những kiến nghị làm 'nóng' đại án kinh tế nghìn tỷ
da i a n vncb pha m cong danh kho c nu c no ta i to a Đại án VNCB: 'Dân sự hoá' đại án kinh tế nghìn tỷ?
da i a n vncb pha m cong danh kho c nu c no ta i to a Hơn 5.000 tỷ đồng của khách hàng 'bốc hơi' khi gửi tại VNCB

Ngày 6/1, phiên tòa xét xử đại án kinh tế thất thoát 9.000 tỷ tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) tiếp tục với phần xét hỏi của HĐXX đối với bị cáo Phạm Công Danh. Đáng chú ý là phần kiến nghị của luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên gửi Hội đồng xét xử đề nghị triệu tập Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, là đơn vị kiểm toán VNCB trong các năm 2012, 2013.

Phạm Công Danh xin bán đất để khắc phục hậu quả

da i a n vncb pha m cong danh kho c nu c no ta i to a
Các cáo tại tòa.

Theo bản án, bị cáo Phạm Công Danh lập ra các công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh đứng tên pháp nhân vay tiền VNCB. Trên thực tế, VNCB đã gián tiếp cho chính Danh vay trong khi Danh không phải là đối tượng được VNCB cấp tín dụng.

Các tài sản đảm bảo, trong đó có sân vận động Chi Lăng và bất động sản tại 209 Trường Chinh được cấp sơ thẩm xác định các bị cáo đã nâng giá cao lên gấp nhiều lần so với thực tế. Từ đó dẫn đến việc VNCB cho vay vượt quá giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay, gây ra thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng

Tham gia xét hỏi, luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh) hỏi Danh về một số tình tiết liên quan đến tài sản cầm cố là sân vận động Chi Lăng và bất động sản ở 209 Trường Chinh. Danh khai: Đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, được cấp có thẩm quyền đồng ý chủ trương xây dựng khu phức hợp thương mại xây dựng, bản thân bị cáo đã tham gia vấn đề đền bù giải tỏa mặt bằng. Tuy nhiên, Đà Nẵng lại không hoàn thiện việc bàn giao, giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng.

Theo Danh, bị cáo không đồng tình việc cấp sơ thẩm không công nhận việc thẩm định giá mang tính giả định vì Danh cho rằng chính quyền Đà Nẵng đã thông qua việc xây dựng khu phức hợp thương mại xây dựng trên khu đất này. Về vấn đề thẩm định giá bất động sản này, Danh cũng không thừa nhận việc nâng giá đối với tài sản cầm cố.

da i a n vncb pha m cong danh kho c nu c no ta i to a
Bị cáo Phạm Công Danh tại phiên toà phúc thẩm.

Bị cáo Danh khai: “Nhiều đối tác đã có ý định mua khu đất này với giá cao rất nhiều lần”. Bị cáo cho rằng bản thân đã được Tòa tạo điều kiện tiếp xúc với đối tác mua các bất động sản. Theo luật sư Hoài, nếu được sự đồng ý của cơ quan tố tụng thì việc bán tài sản thế chấp này có khả năng khắc phục toàn bộ hành vi Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Vừa trả lời thì bị cáo Danh bất ngờ khóc nức nở xin bán đất để khắc phục hậu quả.

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp xét hỏi Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) về hành vi vi phạm quy định cho vay. Bị cáo Mai cho rằng đối với hành vi trên, cấp sơ thẩm chưa xác định được thiệt hại. Trong tổng số 5.000 tỷ đồng, sau khi khấu trừ tài sản đảm bảo, số thiệt hại được xác định là hơn 2000 tỷ đồng. Mai cho rằng: Trong tổng số 5.000 tỷ đồng, có 2.600 tỷ trả cho VNCB chưa được thu hồi vì nằm trong giai đoạn 2 của vụ án. Do đó, xác định thiệt hại thời điểm này là chưa đúng.

Kiến nghị triệu tập Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

da i a n vncb pha m cong danh kho c nu c no ta i to a
Các bị cáo là thuộc cấp và là đồng phạm của bị cáo Phạm Công Danh tại toà.

Ngày 6/1, luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên, người bảo vệ quyền lợi cho bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quí Thanh và 15 các nhân khác gửi tiền tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) đã có kiến nghị gửi Hội đồng xét xử đề nghị triệu tập Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, là đơn vị kiểm toán VNCB trong các năm 2012, 2013.

Theo luật sư Uyên, các ngân hàng phải thực hiện việc kiểm toán với Báo cáo tài chính hàng năm. Một trong những công việc của quá trình kiểm toán là công ty kiểm toán phải thực hiện xác nhận số dư tiền gửi, tiền vay, giao dịch với một số đối tác, khách hàng gửi tiền, vay tiền (đặc biệt là các khoản tiền gửi, các khoản tiền vay có số dư lớn). Công ty kiểm toán cũng có thể kiểm tra chi tiết một số hồ sơ giao dịch, tiền gửi, hồ sơ vay vốn.

Tại phiên tòa sơ thẩm, để xác định các vấn đề liên quan đến số tiền 5.190 tỷ đồng của bà Trần Ngọc Bích và khoản vay 300 tỷ đồng liên quan đến Trần Hoài Phục, Ngô Bích Thùy Trang, Nguyễn Thị Mỹ Dung, luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên đã có kiến nghị và được Hội đồng xét xử sơ thẩm chấp thuận cho triệu tập Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, đơn vị thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2012, 2013 của VNCB.

Tại tòa sơ thẩm, cả Công ty kiểm toán và CB đều không có trả lời rõ ràng, chính xác về việc: Có thực hiện kiểm toán các chứng từ giao dịch trên tài khoản của Trần Ngọc Bích hay không? Có thực hiện xác nhận số dư tài khoản của Bà Trần Ngọc Bích, dư nợ tiền vay đối với Ông Trần Hoài Phục, Bà Nguyễn Thị Mỹ Dung, Bà Ngô Bích Thùy Trang không? Có kiểm tra các hồ sơ vay vốn 300 tỷ đồng liên quan Trần Hoài Phục, Ngô Bích Thùy Trang, Nguyễn Thị Mỹ Dung hay không?.

Công ty kiểm toán và VNCB từ chối cung cấp cho tòa sơ thẩm Thư quản lý phát hành kèm theo Báo cáo kiểm toán năm 2012, năm 2013. Thư quản lý là tài liệu quan trọng thể hiện tình hình hoạt động của CB và các vấn đề cần lưu ý.

Trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm, luật sư Uyên cũng đã kiến nghị triệu tập Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, HĐXX có ý kiến trong quá trình xét xử nếu nhận thấy cần thiết thì sẽ cho triệu tập.

Luật sư Uyên cho rằng, qua diễn biến phiên tòa phúc thẩm đến nay cần thiết triệu tập Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam tham dự phiên tòa bởi lẽ các bị cáo đều cho rằng mình không che giấu thông tin liên quan đến số tiền 5.190 tỷ đồng bị hạch toán sai ghi Nợ tài khoản của Trần Ngọc Bích, về khoản vay 300 tỷ đồng liên quan đến Trần Hoài Phục, Ngô Bích Thùy Trang, Nguyễn Thị Mỹ Dung. Do đó, mục đích của việc triệu tập Công ty kiểm toán để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Đồng thời, luật sư Uyên đề nghị Hội đồng xét xử thu thập chứng cứ là Thư quản lý phát hành kèm theo Báo cáo kiểm toán năm 2012, năm 2013 của VNCB.

"Đây là căn cứ quan trọng để xác định sự thật của vụ án, cũng là quyết tâm của chúng tôi muốn làm sáng tỏ tất cả các những vấn đề về số tiền 5.190 tỷ đồng bị VNCB hạch toán sai, ghi Nợ tài khoản của Trần Ngọc Bích, về khoản vay 300 tỷ đồng liên quan đến Trần Hoài Phục, Ngô Bích Thùy Trang, Nguyễn Thị Mỹ Dung”, Luật sư Uyên nhấn mạnh.

Chiều ngày 6/1, HĐXX đã thông báo kết thúc phần xét hỏi. Ngay lập tức, luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên đã đề nghị HĐXX không kết thúc phần xét hỏi vì còn nhiều yêu cầu kháng cáo của bà Trần Ngọc Bích và các cá nhân chưa được trình bày, làm rõ, nhiều vấn đề luật sư Uyên chưa được hỏi. Tuy nhiên, HĐXX vẫn tuyên bố chuyển qua phần tranh luận.

chọn
Cao tốc CT 08 qua Nam Định - Thái Bình cần giải phóng 509 ha đất, xây 9 cầu và 5 nút giao, hoàn thành vào năm 2027
Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua hai tỉnh Nam Định và Thái Bình có chiều dài hơn 61 km, đi qua 4 huyện của Nam Định, hai huyện của Thái Bình. Tuyến cao tốc này dự kiến được hoàn thành vào năm 2027.