Đại biểu Quốc hội: Sự thiếu minh bạch đã làm xuất hiện những doanh nghiệp như Asanzo, Khaisilk

Đại biểu cho rằng chính sự thiếu minh bạch đã làm xuất hiện những doanh nghiệp như Khải Silk, Asanzo… cuối cùng, không biết mình có vi phạm hay không.

Tiếp tục phiên trả lời chất vấn sáng 7/11, bị đại biểu Quốc hội chất vấn về hàng giả, gian lận xuất xứ và lỗ hổng về pháp luật trong quản lí nguồn gốc hàng hóa, điển hình là vụ Khải Silk, Asanzo, Bộ trưởng  Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định Bộ đã quyết liệt, không thờ ơ, vô cảm trước vấn đề này.

Sự thiếu minh bạch đã làm xuất hiện những doanh nghiệp như Khải Silk, Asanzo

Không hài lòng với phần giải đáp của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về vấn đề gian lận xuất xứ hàng hoá, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đề nghị Bộ trưởng cần giải trình rõ hơn vấn đề hàng hóa nước ngoài đội lốt, hàng nhái, hàng giả, cũng như những lỗ hổng trong cơ chế phòng vệ thương mại hiện nay.

Đại biểu cho rằng chính sự thiếu minh bạch đã làm xuất hiện những doanh nghiệp như Khải Silk, Asanzo… cuối cùng, không biết mình có vi phạm hay không.

"Đây có đơn thuần là gian lận thương mại hay không? Kinh tế Việt Nam là kinh tế mở hay kinh tế hở, khiến doanh nghiệp Việt chết ngay trên sân nhà".

Tran Tuan Anh - Bo truong Bo Cong Thuong (7)

Bộ trưởng Công Thương tiếp tục trả lời chất vấn sáng 7/11. (Ảnh: VGP).

Trong phiên trả lời chất vấn sáng nay, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh thừa nhận các vụ việc Khaisilk vài năm trước và mới đây là Asanzo, là những câu chuyện chưa rõ ràng trong hướng dẫn về ghi xuất xứ với hàm lượng như thế nào trong phần giá trị gia tăng của sản xuất nội địa.

Nói về vấn đề xuất xứ, "tư lệnh" ngành công thương dẫn một loạt văn bản luật như Luật Quản lí ngoại thương, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật, Luật Hải quan, Pháp lệnh Quản lí thị trường, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá và Nghị định 43 cũng trong khuôn khổ của luật này… để nói những khó khăn hiện nay trong việc xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá sản phẩm cũng như trong hoạt động xuất, nhập khẩu.

Với Luật Quản lí ngoại thương, Luật Cạnh tranh, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ trưởng cho biết đang thực thi chức năng quản lí nhà nước, đã thực hiện việc báo cáo với Chính phủ ban hành Nghị định 71 quy định chi tiết của Luật Quản lí ngoại thương.

Cụ thể, Nghị định này hướng dẫn cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lí về thương mại quốc tế, cấp cấp giấy chứng nhận xuất xứ có cơ sở cấp xuất xứ của Việt Nam cho các sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường mà Việt Nam được hưởng ưu đãi thương mại về thuế quan trong Hiệp định đó.

Ngoài ra, còn có Nghị định 43 để quy định những nội dung điều chỉnh trong việc chứng nhận nhãn mác, ghi nhãn mác, cũng như các hàng hóa sản phẩm lưu thông trong nước.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Nghị định 43 giao trách nhiệm cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất tự kê khai và ghi nhãn mác hàng hóa cũng như phần xuất xứ hàng hoá, và để phục vụ cho lưu thông trong nước, thị trường trong nước.

lo-nuong-thuy-tinh-asanzo-nhap-tutq-read-only-1563895261207775948745-1564054173471805745195

Bộ trưởng cho biết vụ việc Khải Silk, Asanzo là những điển hình về lỗ hổng pháp lí quản lí về nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá. (Ảnh: Tuổi Trẻ).

Ông khẳng định vì sự chồng chéo của các văn bản luật này nên năm 2018, Bộ Công Thương đã chủ động báo cáo với Thủ tướng, để đề xuất xây dựng một văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể hơn nữa việc ghi chứng nhận xuất xứ cho các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và lưu thông tại thị trường trong nước.

"Xác định là một việc khó, nên Bộ Công Thương cũng đã báo cáo và xin ý kiến các bộ, ngành, để tổ chức xây dựng thông tư dưới hình thức mở, và có sự tham gia đóng góp ý kiến của các bộ, ngành, cũng như cả về nội dung điều chỉnh trong các chủ thể của hoạt động này", Bộ trưởng cho biết.

Ông nói Bộ đang rất cầu thị tiếp tục phối hợp với Ban soạn thảo và các bộ, ngành, các cơ quan chức năng để tiếp thu ý kiến đóng góp sơ bộ bước đầu, để tiếp tục hoàn thiện báo cáo Thủ tướng.

Bộ Công Thươn không thờ ơ, vô cảm trước vấn đề xuất xứ hàng hoá

Dù Bộ trưởng Tuấn Anh đã giải trình nhiều về vấn đề gian lận xuất xứ hàng hóa, sản phẩm, nhưng các đại biểu Quốc hội vẫn liên tục chất vấn, tranh luận về vai trò và trách nhiệm của Bộ Công Thương cũng như trách nhiệm người đứng đầu.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thừa nhận có hiện tượng mua sản phẩm hàng hóa nước ngoài dán mác Việt Nam, lắp ráp tại Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường trong nước.

f494080bb2f154af0de0

Các đội quản lí thị trường liên tục thu giữ hàng nghìn đồng hồ, túi xách có dấu hiệu giả tại chợ Bến Thành, Sài Gòn Square. (Ảnh: QLTT).

Ông khẳng định đây là hành vi buôn lậu và gian lận thương mại, làm hàng giả, hàng nhái, xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng, cũng như vi phạm Luật Tiêu chuẩn chất lượng đo lường, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Để giải quyết vấn đề trên, Bộ trưởng nhấn mạnh lực lượng của 389 quốc gia, trong đó có cả quản lí thị trường cũng phải quyết liệt.

"Chúng tôi cũng nói luôn là không phải chúng tôi không quyết tâm, hoặc không mong muốn làm cái này với sự quyết liệt của mình thực sự. Đây là vấn đề phức tạp, mới được 2 tháng nay, ý kiến cũng rất đa dạng, nhiều chiều về nhiều khía cạnh kĩ thuật, đòi hỏi phải có sự cân nhắc. Chúng tôi cam kết với các đại biểu và cử tri là sẽ làm hết trách nhiệm, chứ không phải thiếu kiên quyết hoặc có thái độ vô cảm, kiên quyết không thờ ơ", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định trước Quốc hội.

Ông hứa cuối năm nay, Bộ sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan, trong đó Bộ Tư pháp, rà soát lại tính chất pháp lí cũng như cơ sở của nó và phạm vi điều chỉnh và hiệu quả của nó để đảm bảo văn bản pháp quy này được ban hành và sẽ có hiệu lực hiệu quả và đi vào cuộc sống.

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.