Dân điêu đứng vì đất nông nghiệp đang dần bị sông Lam 'nuốt chửng'

Từng mét đất bị nước cuốn trôi, lòng sông ngày càng rộng ra trong khi đó đất sản xuất bị thu hẹp lại. Người dân tại xã  Thanh Hà đang đứng trước nguy cơ mất đất sản xuất, mất đất ở khi sông Lam vẫn tiếp tục “ngoạm” sâu vào bờ.

Nhiều năm trở lại đây, tình trạng sạt lở đất tại bờ sông Lam khiến người dân xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An hết sức lo lắng. Hàng chục ha đất sản xuất nông nghiệp của người dân các xóm 1, 2, 3, 4, 5 và xóm Hạ Long đã bị cuốn trôi xuống dòng sông Lam.

Theo người dân nơi đây cho biết, chỉ tỉnh riêng trong năm 2017, dòng sông Lam đã ngoặm sâu hơn 12m vào vùng đất sản xuất nông nghiệp của người dân. Nhất là sau trận mưa lũ lịch sử đầu tháng 10 vừa qua khiến tình trạng sạt lở đất càng nghiêm trọng khiến người dân nơi đây đứng ngồi không yên.

Ghi nhận tại bờ sông Lam đoạn chảy qua địa bàn xã Thanh Hà, tình trạng sạt lở trở nên vô cùng nghiêm trọng. Dọc bờ sông kéo dài cả ngàn mét bị sạt lở. Những vách đất dựng đứng cao từ 2-3m chênh vênh chỉ chờ đổ sập xuống dòng sông. Nhiều nơi nước sông lấn sâu vào hình vòng cung, chi chít vết nứt gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng.

dan dieu dung vi dat nong nghiep dang dan bi song lam nuot chung
Trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng trong nhiều năm qua, hàng chục ha đất nông nghiệp đã trôi theo dòng sông Lam. Ảnh Hoài Nam

Theo ông Trần Anh Phúc (SN 1949, trú tại xóm 2, xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, nguyên chủ nhiệm HTX Thanh Hà) thì nguyên nhân dân đến tình trạng sạt lở đất nghiêm trọng là do yếu tố tự nhiên và tác động mạnh của con người.

“Trong thời gian qua mưa lũ thường xuyên, rồi sông Lam thay đổi dòng chảy, thêm vào đó tàu hút cát lại hoạt động rầm rộ khiến tình trạng càng trở nên nghiêm trọng. Thông thường thì vùng đất này dân sản xuất hai vụ mùa là ngô và lạc. Nhưng giờ đất đang bị dòng sông nuốt dần, biết đấy nhưng dân chúng tôi cũng chỉ có đứng nhìn mà bất lực”, ông Phúc nói.

dan dieu dung vi dat nong nghiep dang dan bi song lam nuot chung
Dù vào ban ngày nhưng dọc bờ sông bị sạt lở, vẫn xuất hiện sà lan hút cát. Ảnh Hoài Nam

Ông Thân Văn Tân – Xóm trưởng xóm 2, xã Thanh Hà cho biết, trong năm 2017, nước sông “ăn” vào đất nông nghiệp quá sâu.

“Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đến đến đất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng vào khu dân cư, bởi bờ sông này cũng nằm ngay cạnh khu dân cư, bây giờ sạt lở nghiêm trọng, không ai dám ra gần vì rất nguy hiểm”, ông Tân nói.

Cũng theo người dân địa phương, tàu hút cát trên sông Lam hoạt động rầm rộ ngày đêm như chốn không người. Sau khi phát hiện, người dân đã báo cáo lên chính quyền địa phương nhưng vẫn không có sự thay đổi.

dan dieu dung vi dat nong nghiep dang dan bi song lam nuot chung
Những vách đất dựng đứng cao từ 2-3m chênh vênh chỉ chờ đổ sập xuống dòng sông. Ảnh Hoài Nam

Liên quan đến sự việc này, ông Phan Văn Lân – Chủ tịch UBND xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương (Nghệ An) cho biết, tình trạng sạt lở đất diễn ra mạnh trong nhiều năm nay. Hiện nay có cả trăm nghìn mét đất nông nghiệp của người dân trên địa bàn xã này đã bị nước sông cuốn trôi khiến người dân hết sức lo lắng.

Theo ông Lân thì trước đây vùng đất sản xuất đất nông nghiệp của người dân rộng khoảng 30 ha, trải qua nhiều năm bị sạt lở chỉ còn khoảng 10 ha. Nguyên nhân dẫn đến việc sạt lở ngoài yếu tố do thiên tai, dòng chảy còn do tình trạng khai thác cát trái phép.

“Những sà lan hút cát vẫn hoạt động thường xuyên, nhất là lợi dụng vào ban đêm để hoạt động. Dù chúng tôi đã nhiều lần theo dõi, kiểm tra và bắt giữ nhưng vẫn không đạt được hiệu quả”, ông Lân nói.

Ông Lân cho biết, về việc sạt lở, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân thì phía chính quyền xã đã có tờ trình xin được đắp kè để hạn chế tình trạng. Tuy nhiên, do kinh phía quá lớn nên chưa được sự đồng ý, còn biện pháp trước mắt là trồng cây để giữ đất.

dan dieu dung vi dat nong nghiep dang dan bi song lam nuot chung Cát tặc lộng hành, làng 'ốc đảo' hàng trăm năm tuổi có nguy cơ bị xóa sổ

Trước tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra ngày càng rầm rộ trên dòng sông La, ngôi làng “ốc đảo” nằm biệt lập ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.