Dân Mỹ điên cuồng google 'lạm phát', nỗi lo giá cả leo thang hiện hữu từng ngày

Người tiêu dùng tại Mỹ đang điên cuồng tìm kiếm từ khóa "lạm phát" trên Google, bất chấp lời trấn an từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hay Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ.

Giữa tháng 3 năm nay, chuyên gia phân tích Jim Reid của Deutsche Bank cho biết số lượt tìm kiếm cho từ khóa "lạm phát" trên Google đang gia tăng đột biến, thậm chí đạt đỉnh kể từ Google bắt đầu thống kê thói quen tìm kiếm của người dùng cách đây 13 năm.

Lần gần nhất từ khóa "lạm phát" trở nên phổ biến như thế là vào giai đoạn năm 2010 - 2011, khi Mỹ vừa bước ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ và các gói kích thích tài khóa để vực dậy nền kinh tế tương đương 10% GDP của Mỹ.

Dân Mỹ điên cuồng google 'lạm phát', nỗi lo giá cả leo thang hiện hữu từng ngày - Ảnh 1.

Barron's dẫn lời các nhà kinh tế cho biết, tổng quy mô các gói kích thích tài khóa của chính phủ Mỹ trong đại dịch COVID-19 hiện tương đương 27% GDP. Ngoài ra, Fed còn thực hiện thêm nhiều biện pháp tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế lớn nhất thế giới.

"Rõ ràng, người dân Mỹ đang ngày càng bận tâm và lo ngại về lạm phát, mức độ có thể tính theo cấp số nhân. Song, số lượt tìm kiếm về lạm phát mà chúng tôi đang thấy, tương tự năm 2008 và giai đoạn 2010 - 2011, chưa chắc sẽ chỉ ra rằng lạm phát thực tế sẽ tăng", nhà phân tích Reid nhấn mạnh.

Hiện tại, các chỉ số kinh tế quan trọng, cùng với giá của hàng loạt hàng hóa riêng lẻ, đều tăng chóng mặt. Trên truyền thông, tin tức giá thép, giá quặng sắt, giá đồng, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi,...nhảy vọt càng khiến người dân và giới chuyên gia hoảng loạn.

Theo nhận định của Forbes, nếu các nhà hoạch định chính sách tin tưởng công chúng không cần quá lo lắng về áp lực lạm phát thì họ nên dành thời gian để lý giải nguyên nhân nhằm mục đích trấn an người dân. Chỉ bác bỏ mối lo như hiện nay là điều không nên làm, Forbes cảnh báo thêm.

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nhiều lần khẳng định xu hướng tăng của lạm phát chỉ là tạm thời, vì cho đến nay nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa hoàn thành mục tiêu toàn dụng việc làm.

Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen gợi ý Fed có thể phải tăng lãi suất để nền kinh tế Mỹ không tăng trưởng nóng. Tuy nhiên, không lâu sau, bà Yellen đã điều chỉnh bình luận cũ, đồng thời bà khẳng định bản thân tôn trọng tính độc lập của ngân hàng trung ương Mỹ.

Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số giá tiêu dùng thường niên do Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố đã tăng lên mức 5,3% - tăng nhanh hơn tốc độ 3,4% ghi nhận hồi năm ngoái và chắc chắn cao hơn mức 2,3% xác lập vào năm 2019.

Chỉ số giá sản xuất thường niên cho hàng thành phẩm nhảy vọt lên 11,7%, tăng đột biến so với tốc độ 0,8% của năm 2020 và 1,3% của năm 2019. Chỉ số giảm phát giá tiêu dùng thường niên - vốn được Bộ Thương mại Mỹ theo dõi và là một thước đo chính sách quan trọng của Fed, tăng với tốc độ 3,5%, cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ 1,2% năm 2020 và 1,5% năm 2019.

Giá hàng hóa cũng tăng phi mã. Chẳng hạn, giá gỗ xẻ đang cao hơn khoảng 37% so với mức trung bình năm 2020, trong khi giá dầu thô tăng hơn 120% so với mức thấp hồi tháng 3 năm ngoái.

Tuy nhiên, gần đây cây bút George Calhoun của Forbes lập luận rằng giá hàng hóa và lạm phát tiêu dùng là hai hiện tượng khác nhau. Nói giá hàng hóa nhảy vọt sẽ làm tăng giá tiêu dùng có vẻ hợp lý nhưng không chính xác, dường như nỗi lo lạm phát là chưa có cơ sở.

Dân Mỹ điên cuồng google 'lạm phát', nỗi lo giá cả leo thang hiện hữu từng ngày - Ảnh 2.

Ông George Calhoun lấy trường hợp giá thép và giá xe hơi mới tại Mỹ để chứng minh lập luận của mình.

Số liệu lạm phát tiêu dùng được tính từ mức giá mà người tiêu dùng phải trực tiếp trả cho vật phẩm. Người tiêu dùng không trực tiếp mua các hàng hóa cơ bản mà thực chất họ mua các sản phẩm tiêu dùng (thành phẩm). Chẳng hạn, chúng ta không mua bông mà mua quần áo. Chúng ta cũng không mua dầu thô mà chỉ bơm xăng.

Giá hàng hóa chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến giá tiêu dùng, và tác động cũng chỉ một phần. Đối với nhiều sản phẩm mà người tiêu dùng mua ngày nay, giá hàng hóa chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong chi phí sản xuất và thậm chí còn nhỏ so với giá bán lẻ, ông Calhoun lập luận.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.