Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh năm 2017

Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế.

Xin giúp tôi 1 việc như sau:

- Tôi có mẹ vợ thuộc hộ ngèo ở quê và thường xuyên gửi tiền về cho mẹ tôi trang trải cuộc sống.

- Tôi có vợ ở nhà nội trợ và không có thu nhập hàng tháng.

Vậy xin hỏi trong 2 trường hợp trên tôi có được làm thủ tục giảm trừ gia cảnh không? Thủ tục xin như thế nào? Mẫu đơn xin xã phường như thế nào?

Binh, Quach Van

dang ky nguoi phu thuoc giam tru gia canh nam 2017
Ảnh minh họa.

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến VietNamMoi. Vấn đề này xin được đưa ra ý kiến như sau:

Mức giảm trừ gia cảnh:

Đối với bản thân là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm. Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

Các khoản giảm trừ trên là là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.

Nếu cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.

Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh:

+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:

- Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.

- Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam (Trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).

- Nếu trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế.

+ Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:

Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, Phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng từ tháng nào thì được tính từ tháng đó.

Người phụ thuộc khác bao gồm:

+ Vợ hoặc chồng của người nộp thuế.

+ Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế.

+ Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng, bao gồm: Anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế. Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Những người phụ thuộc phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

- Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

Đối với trường hợp của bạn nếu vợ và mẹ vợ bạn thỏa mãn điều kiện trên thì bạn sẽ được tính giảm trừ gia cảnh. Lưu ý: Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế.

Thủ tục giảm trừ gia cảnh

Thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh:

1. Nếu là Cá nhân đăng ký người phụ thuộc trực tiếp tại cơ quan thuế:

- Tờ khai đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh Mẫu 20-ĐK-TCT theo Thông tư 95/2016/TT-BTC.

Tải về tại đây: Mẫu 20-ĐK-TCT tờ khai đăng ký người phụ thuộc

- Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực, Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực.

2. Nếu là doanh nghiệp đăng ký người phụ thuộc cho nhân viên:

Cá nhân nộp các mẫu sau cho Doanh nghiệp:

- Cá nhân gửi văn bản ủy quyền cho Doanh nghiệp.

- Giấy tờ của người phụ thuộc (bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực, Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực cho Doanh nghiệp.

- Hồ sơ chứng minh người phu thuộc.

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn hoặc xuanthuandong@gmail.com

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030
Nam Định được quy hoạch trở thành trung tâm kinh tế, động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng. Cùng điểm qua những thông tin nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.