Đào tạo giáo viên lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới

Mới đây tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
dao tao giao vien lich su dap ung yeu cau doi moi Bỏ Phòng GD&ĐT quận/huyện: Trước đề xuất mới, đừng vội 'ném đá'
dao tao giao vien lich su dap ung yeu cau doi moi Ra đề Văn mở: Cần tôn trọng quan điểm riêng của người học
dao tao giao vien lich su dap ung yeu cau doi moi Đề xuất 'Tiếng Việt' thành 'Tiếq Việt' vào đề thi Văn trường chuyên: 'Bắt các em phân tích mổ xẻ, cảm nhận là đánh đố'
dao tao giao vien lich su dap ung yeu cau doi moi Cô giáo thực tập 'khoe' sắc cùng học trò Trường TH Nghĩa Tân ngày 20/11

Hội thảo do Khoa Lịch sử- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với Hội Giáo dục Lịch sử tổ chức, là dịp để các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà giáo trong và ngoài nước trao đổi học thuật, đẩy mạnh hoạt động hợp tác nghiên cứu đào tạo.

Từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên môn Lịch sử- nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động dạy học môn Lịch sử ở tất cả các cấp học.

Hội thảo thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng nhiệt thành của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà giáo đến từ các viện, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng, các sở GD&ĐT, các trường phổ thông trong và ngoài nước.

dao tao giao vien lich su dap ung yeu cau doi moi
Các dại biểu đến từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc...

Trong báo cáo đề dẫn tại hội thảo, PGS.TS Đào Tuấn Thành- Chủ nhiệm khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: Công tác bồi dưỡng giáo viên lịch sử trong thời gian qua là quá trình không ngừng tìm tòi sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử ở tất cả các cấp học. Thành quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên lịch sử trong thời gian qua là rất đáng trân trọng.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa Lịch sử mới thì công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cũng như vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy đang bộc lộ những bất cập.

Những tồn tại này cần được xem xét, đánh giá một cách nghiêm túc, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp khắc phục, nâng cao vị thế môn Lịch sử và làm cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Hội thảo được tổ chức với mong muốn góp phần nâng cao vị thế của môn lịch sử, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông và những vấn đề nghiên cứu, giảng dạy lịch sử hiện nay.

dao tao giao vien lich su dap ung yeu cau doi moi
GS Vũ Dương Ninh trình bày tham luận tại hội thảo.

Các báo cáo tham luận gửi về hội thảo có nội dung phong phú, cung cấp nhiều thông tin khoa học mới, gợi mở những ý kiến đóng góp có giá trị tham khảo tốt, thể hiện sự tâm huyết của các tác giả đối với chủ đề của hội thảo.

Ban tổ chức đã nhận được 72 bài tham luận của các tác giả trong và ngoài nước, tập trung vào 4 nội dung lớn, đó là: Chương trình và sách giáo khoa môn Lịch sử ở trường phổ thông; Những yêu cầu đổi mới đối với giáo viên môn Lịch sử trong tiếp cận chương trình và sách giáo khoa mới; Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông trong bối cảnh hiện nay; Một số vấn đề về lịch sử dân tộc và thế giới.

Về chủ đề Chương trình và sách giáo khoa môn Lịch sử ở trường phổ thông nổi bật có các tham luận: Về chương trình Lịch sử thế giới cho học sinh THCS (GS Vũ Dương Ninh); Những điểm mới của chương trình môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (GS.TS Trần Thị Vinh); Tích hợp trong chương trình và SGK Lịch sử ở tiểu học và THCS sau 2018 (PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Thị Quý)...

dao tao giao vien lich su dap ung yeu cau doi moi
GS.TS Lin Guang tham gia thảo luận tại hội thảo.

Đặc biệt, hội thảo được nghe các bài tham luận đến từ các chuyên gia quốc tế như: Xu hướng thay đổi giáo dục lịch sử bậc trung học ở Trung Quốc (GS.TS Lin Guang, Đại học Sư phạm Hoa Đông Trung Quốc); Thay đổi mục tiêu và phương thức triển khai giờ học môn lịch sử Hàn Quốc (TS Choi Un, Hiệp hội giáo viên Lịch sử Hàn Quốc)... Đây đều là những bài tham luận có giá trị khoa học và thực tiễn rất cao, là kinh nghiệm quý báu cho việc đổi mới dạy học lịch sử ở Việt Nam.

Qua nội dung của các tham luận có thể thấy được sự phong phú đa dạng với các góc độ tiếp cận khác nhau về các vấn đề đang đặt ra trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên lịch sử, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông và những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy lịch sử hiện nay.

dao tao giao vien lich su dap ung yeu cau doi moi Bỏ Phòng GD&ĐT quận/huyện: Trước đề xuất mới, đừng vội 'ném đá'

Trước đề xuất mới đây của một nhà giáo cho rằng nên xóa bỏ mô hình Phòng GD&ĐT quận/huyện để tăng lương cho GV, dư ...

chọn
Cầu vượt thép Mai Dịch chờ thông xe
Cầu vượt thép Mai Dịch nằm trên nút giao Vành đai 3 - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã hoàn thành, không còn hoạt động thi công từ lâu nhưng chưa thông xe.