Đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng nạo vét đường sông giảm ùn tắc đường bộ

UBND TP.HCM đã quyết định đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng để nạo vét, xây dựng hệ thống giao thông đường sông nhằm giảm tình trạng ùn tắc đường bộ.

Ngày 9/10, đại diện sở GTVT TP.HCM cho biết, đơn vị này đã được UBND TP.HCM duyệt 2 dự án nạo vét các tuyến sông để tăng cường vận tải hàng hóa bằng đường sông. Hai dự án đã được UBND TP gửi lên bộ GTVT chờ phê duyệt.

Mục đích của 2 dự án nhằm giảm áp lực, kẹt xe cho hệ thống giao thông đường bộ đang quá tải trên địa bàn TP. Tổng kinh phí để thực hiện 2 dự án này là hơn 2.000 tỷ đồng.

dau tu hon 2000 ty dong nao vet duong song giam un tac duong bo

Xe buýt trên sông cũng là một phương án để giảm ùn tắc giao thông. (Nguồn ảnh minh họa: Báo Tuổi trẻ).

Cụ thể, dự án thứ nhất là nạo vét 2 tuyến rạch Môn - sông Kinh và rạch Bà Đa - rạch Giáng; xây dựng cầu Cây Me trên đường Long Thuận, cầu Đình trên đường Long Thuận nối dài (thuộc địa bàn quận 9). Dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 868 tỷ đồng.

Dự án thứ hai là nạo vét tuyến sông Tắc và xây dựng mới cầu Trường Phước (thay thế cầu cũ trên đường Long Thuận, cũng thuộc địa bàn quận 9). Dự án này có tổng vốn đầu tư khoảng 1.174 tỷ đồng. Thời gian thực hiện của 2 dự án trên bắt đầu từ năm 2017 đến năm 2019.

Với 2 dự án này, sở GTVT TP.HCM kỳ vọng sẽ góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông của TP, đồng thời kết nối mạng lưới giao thông đường sông, phục vụ vận tải hàng hóa, giảm áp lực, ùn tắc, quá tải cho hệ thống giao thông đường bộ.

Ngoài ra, khi hai dự án này được hoàn thành sẽ rút ngắn lộ trình vận chuyển hàng hóa từ khu vực phía Đông TP.HCM về Đồng Nai và ngược lại, giúp giảm bớt mật độ chạy tàu trên sông Sài Gòn và rút ngắn hành trình, tiết kiệm chi phí vận tải.

dau tu hon 2000 ty dong nao vet duong song giam un tac duong bo Lộ trình tuyến buýt sông Sài Gòn

Tuyến buýt đường sông ở TP.HCM dài gần 11 km từ bến Bạch Đằng đến bến phà Linh Đông. Giá vé dự kiến 15.000 đồng/lượt ...

chọn
Cầu Bến Mới nối Nam Định - Ninh Bình sau 2 năm thi công
Cầu Bến Mới dự kiến tạo một trục kết nối giao thông hoàn chỉnh giữa các khu di tích Đền Trần, Phủ Dầy của tỉnh Nam Định và quần thể danh thắng Tràng An, Bái Đính của tỉnh Ninh Bình, tạo thêm động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương.