Dạy con dùng thìa từ sớm: Mẹ nhàn, con ăn uống ngon miệng

Kỳ thủ cờ vây xinh đẹp Nguyễn Thị Hồng Anh (mẹ bé Chelsea, 21 tháng) đã có những chia sẻ về kinh nghiệm dạy bé tự dùng thìa xúc ăn.
ky thu co vay chia se kinh nghiem day be cach dung thia trong 14 thang Kỳ thủ cờ vây xinh đẹp gợi ý những trò chơi đơn giản thú vị cho bé
ky thu co vay chia se kinh nghiem day be cach dung thia trong 14 thang Gác lại sự nghiệp, kỳ thủ cờ vây xinh đẹp ở nhà làm mẹ toàn thời gian

Trước khi lập gia đình, chị Nguyễn Thị Hồng Anh nổi tiếng là nữ kỳ thủ cờ vây xinh đẹp với bảng thành tích đáng nể: 5 lần vô địch quốc gia và 1 HCĐ SEA Games.

Sau khi sinh bé Chelsea, chị Hồng Anh quyết định chọn nghề "làm mẹ" và dành thời gian chia sẻ cách nuôi dạy con. Dưới đây là những chia sẻ của chị Hồng Anh về vấn đề dạy bé dùng thìa trong 14 tháng:

ky thu co vay chia se kinh nghiem day be cach dung thia trong 14 thang
Gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Anh. (Ảnh: NVCC).

Khi nào nên bắt đầu dạy con tập dùng thìa?

Bước vào giai đoạn khoảng 11-12 tháng, bé bắt đầu có dấu hiệu thích sử dụng dụng cụ để ăn cơm và có xu hướng bắt chước ba mẹ. Do đó, nếu tận dụng tốt thời điểm này để giới thiệu và hướng dẫn các bé dùng thìa thì bé sẽ nhanh chóng tự lập xúc ăn cơm khi còn rất nhỏ.

Tuy nhiên, mỗi bé có một mốc phát triển khác nhau tuỳ thuộc vào bé và các nuôi dạy của mỗi ba mẹ. Do đó, dấu hiệu sẵn sàng để ba mẹ có thể tập cho bé là khi bé có khả năng bốc nhón thành thạo, sử dụng 2 ngón tay điêu luyện.

Chuẩn bị những gì?

Các mẹ nên chuẩn bị sẵn nĩa, muỗng, chén, đĩa nhựa loại chuyên dùng dành cho bé ăn dặm.

Ngoài ra ba mẹ cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng dọn dẹp và kiên nhẫn chờ đợi con ăn uống. Vì khi bé tập xúc thìa sẽ rất bừa bộn và vung vãi đủ nơi. Do đó, để tiết kiệm thời gian dọn dẹp ba mẹ có thể lót giấy dưới bàn ăn của con.

ky thu co vay chia se kinh nghiem day be cach dung thia trong 14 thang
Chelsea được mẹ luyện cho cách dùng thìa từ sớm. (Ảnh: NVCC)

Bắt đầu như thế nào?

Bạn Chelsea đã biết tự xúc thìa ăn lúc 14 tháng tuổi mà không cần sự giúp đỡ của ba mẹ, tới thời điểm 16 tháng tuổi thì bạn ăn hoàn toàn rất gọn gàng, không hề vương vãi, vậy kinh nghiệm của mẹ Chelsea là:

Bước 1: Khi bé 11 tháng, mẹ Chelsea giới thiệu cho bé dùng nĩa để ăn những loại hoa quả mềm như chuối, dưa hấu, đu đủ…thay cho việc bé bốc ăn hàng ngày. Mẹ cầm tay bé hướng dẫn găm vào hoa quả, rồi cầm tay bé đưa từ từ lên miệng cho bé ăn. Mẹ hướng dẫn bé tầm 3-4 lần như vậy. Sau đó, các mẹ hãy quan sát xem bé có tiếp tục dùng nĩa để găm thức ăn hay không? Thường thì bé nghĩ đây là 1 trò chơi, bé sẽ tiếp tục cố gắng găm thức ăn và cố gắng cho lên miệng. Tuy nhiên, nếu bé không làm như vậy thì các mẹ cũng đừng bỏ cuộc. Lần sau lại cố gắng và hướng dẫn bé nhé.

Bước 2: Sau khi cho bé tập dùng nĩa tầm 1-2 tháng, các mẹ chuyển qua tập cho bé dùng thìa. Đầu tiên là các mẹ hãy dạy cho bé tập xúc nước để uống và hãy để các bé tự xúc. Sau khi bé xúc nước thành thạo một chút, thì các mẹ cho các bé tập xúc muỗng ăn với các món ăn lỏng như súp hay sinh tố... Vì các món này rất dễ để các bé tập xúc. Ngoài việc tập cho bé xúc khi ăn, các mẹ cũng có thể bày thêm các trò chơi khác liên quan đến dùng thìa để xúc nhằm giúp các bé thành thạo hơn ở động tác xúc như xúc nước từ ly này qua ly kia, dùng thìa xúc hạt gạo, dùng thìa xúc quả bóng nhỏ bỏ vô hộp…)

ky thu co vay chia se kinh nghiem day be cach dung thia trong 14 thang
Hiện tại, Chelsea đã xúc thành thạo. (Ảnh: NVCC).

Bước 3: Cho bé tự xúc cơm ăn. Và mẹ cũng nên chuẩn bị thêm 1 cái muỗng để khi bé tự xúc các mẹ có thể giúp gom cơm lại để bé dễ xúc hơn. Và hãy luôn ngồi cạnh bé cổ vũ khi bé tự ăn nhé!

Làm thế nào để bé duy trì việc tập xúc thìa?

Có nhiều bé giai đoạn đầu rất hứng thú, nhưng sau đó lại nhõng nhẽo đòi mẹ đút cho ăn hoặc thậm chí từ chối tập tự xúc thìa. Do đó, ba mẹ hãy luôn cố gắng cho bé ăn cùng với gia đình để bé có không khí và niềm vui khi ăn uống. Ngoài ra, ba mẹ hãy luôn làm gương cho bé, tức là ba mẹ hãy cố gắng dùng thìa trong giai đoạn tập bé dùng thìa ăn. Vì với bé, việc được làm giống ba mẹ luôn là niềm vui và có nhiều hứng thú hơn.

Bên cạnh đó, sự khen ngợi và cổ vũ của ba mẹ và các thành viên trong gia đình luôn là vũ khí rất tốt để giúp bé có thêm động lực để cố gắng.

chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.