Gia đình chị Phạm Thanh Nga cùng 3 nhóc tì đáng yêu. Hiện chị đang mang bầu bé thứ 4. (Ảnh: NVCC) |
Chị Phạm Thanh Nga (Hà Nội) là mẹ của 3 nhóc tì xinh xắn, bé đầu tên gọi ở nhà là Ỉn (sinh năm 2012), bé thứ hai Ủn (sinh năm 2014) và bé thứ 3 Kua (sinh năm 2015). Hiện tại chị đang mang bầu bé thứ 4. Khi biết tin này, nhiều người quen chị không khỏi bất ngờ, nhìn chị e ngại và hỏi 'không sợ nheo nhóc, tội con sao", chị chỉ cười vì chị biết các con vẫn luôn vui vẻ, hạnh phúc, tự lập, tự tin và mạnh khoẻ.
Chị chia sẻ nhiều mẹ than thở 1-2 đứa mà đã quay cuồng chóng cả mặt, còn bản thân chị thì 3 đứa vẫn cứ thảnh thơi như không. Chỉ thời gian này hơi nghén nên có mệt một chút, nhưng so với các nhà khác thì vẫn còn thoải mái. Chị cho biết 2 lý do chính dẫn đến sự khác biệt đấy là dạy con từ thủa còn thơ, từ bé xíu đã rèn nề nếp cho con, hay nói một cách chính xác hơn là tạo lập thói quen cho các bạn và biết cách trao quyền cho con. Sau đây là những chia sẻ của chị về cách tạo lập thói quen và trao quyền cho con như thế nào?
Đừng gọi chúng tôi là ‘mẹ vụng’, đừng động đến niềm kiêu hãnh của chúng tôi!
Làm gì có người mẹ nào "vụng", mẹ nào cũng là mẹ khéo chăm con, nếu như người ta chịu lùi ra xa, để yên ... |
Tạo lập thói quen và trao quyền cho con là hai "bí kíp" giúp chị Nga nuôi con nhàn tênh. (Ảnh: NVCC) |
Vậy tạo lập thói quen cho con như nào?
Về vấn đề tạo lập thói quen, việc gì làm nhiều lần, lặp đi lặp lại trong một thời gian nhất định sẽ tạo thành thói quen tốt cho con, tạo phản xạ có điều kiện để con biết được tuần tự từng việc sẽ diễn ra thế nào. Với trẻ con các vấn đề chính khiến bố mẹ quan tâm chỉ xoay quanh 2 việc ăn, ngủ. Nhà mình thì thứ tự ưu tiên sẽ là ngủ, vận động và ăn. Mẹ quan tâm nhất là giấc ngủ và vận động trong ngày của con đủ chưa, còn các bạn ấy ăn được bao nhiêu thì ăn, khuyến khích ăn nhiều rau củ quả. Ăn uống thì phải ngồi một chỗ, không đi rong, không xem tivi, không ăn nữa thì tự mang bát vào chậu, đi rửa tay, đánh răng rồi muốn làm gì thì làm. Mình không đặt nặng vấn đề con ăn bao nhiêu mà coi trọng nết ăn của con và cảm giác của con khi ăn.
Hôm trước nhà mình đi ăn ở nhà hàng, trong đấy có khu vui chơi cho trẻ con khá rộng và nhiều đồ chơi. 3 bạn nhà mình đến nơi chạy vào chơi một lúc rồi ra ngồi ăn no mới chạy vào chơi tiếp. Bố mẹ cứ thong thả ngồi ăn. Có nhà thì cầm bát cháo chạy theo con, con chạy chơi 1 vòng hay trượt 1 vòng lại đút 1 miếng, thật sự vừa mất thời gian, mệt cho cả người đút lẫn người được đút, lại còn ảnh hưởng đến người khác nữa.
3 anh em tự chăm nhau. (Ảnh: NVCC) |
Việc cho con bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu tiên rồi cho ăn dặm BLW, không nêm gia vị mắm muối trước 1 tuổi, tôn trọng dạ dày của con cũng giúp mình nuôi con nhàn hơn rất nhiều. Mẹ chỉ mất 1 năm đầu dọn dẹp bãi chiến trường, lau rửa con sau khi ăn xong, sau đấy thì chỉ việc ngồi hưởng thành quả.
Đến bữa cơm, thay vì phải chạy theo đút cho con ăn từng thìa (có nhiều mẹ do quá mệt mỏi, căng thẳng với chuyện ăn của con lại quay ra đánh con và rồi tự trách mình), mẹ chỉ cần bày đồ ăn lên bàn, mỗi người đều vui vẻ tự xúc ăn. Người nấu (thời gian này là bố bọn trẻ) sẽ được 2 anh Ủn Ỉn khen ngợi liên tục từ đầu đến cuối bữa ăn nổ cả mũi (bố nấu món này ngon thế! Ngon tuyệt vời! Mai bố lại nấu món này cho con ăn nhé!) Không phải lúc nào các bạn cũng ăn nhiều, có những hôm ăn ít hay thậm chí không ăn thì bố mẹ cũng không ép. Bữa ăn vui vẻ, ấm áp con ăn cũng ngon miệng hơn rất rất nhiều.
Con chỉ nhìn đồ ăn suốt 2 tháng, mẹ vẫn kiên trì áp dụng thành công ăn dặm BLW
Chị Ngân (sống tại Luân Đôn, Anh Quốc) bắt đầu cho con ăn dặm khi con 6 tháng tuổi. Tuy nhiên đến tận khi con ... |
Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ cũng giúp chị Nga nhàn hơn rất nhiều khi chăm cả 3 bé gần gần độ tuổi nhau. (Ảnh: NVCC) |
Hay việc đi ngủ, từ hồi anh Ỉn còn bé xíu cứ tầm 7-8h tối là mẹ đưa lên phòng tắt đèn đi ngủ mặc cho cả nhà đang chơi đùa vui vẻ thế nào. Sau này 2 bạn Ủn Kua mẹ cũng tạo thói quen cho từ bé, tắm rửa xong, ăn tối, uống sữa, đánh răng rửa mặt, đọc sách rồi tắt đèn đi ngủ. Vậy là cứ tầm 8-9h tắt đèn 1 lúc là các bạn tự ngủ luôn. Dĩ nhiên không phải ngày nào các bạn cũng ngủ dễ như thế, có hôm khó ở trong người, wonderweek, chạy nhảy nhiều quá hay chỉ đơn giản là...thích thế thì có bạn cũng sẽ nằm trằn trọc cả tiếng như anh Ỉn, nói luyên thuyên mãi như anh Ủn hay tụt xuống giường chạy lại đu xà trong bóng tối như em Kua, nhưng cũng chỉ tối đa 10h là ngủ. Khi có thói quen như vậy rồi thì mẹ ko cần nhắc nhiều các bạn cũng tự biết và tự làm.
Chị Nga khuyến khích các con tự biết cách phục vụ bản thân từ sớm. (Ảnh: NVCC) |
Trao quyền cho con ra sao?
Về vấn đề trao quyền cho con, mình thường chỉ ra cho con giới hạn các việc được làm còn hầu như không cấm đoán. Trời lạnh mình thích cho con ra ngoài công viên chạy nhảy, ăn kem uống nước lấy từ tủ lạnh, bạn nào thích thì cho cởi trần chạy nhong nhong trong phòng trước khi đi tắm, ngày nào cũng tắm, trèo xà đu ngã kêu đau thì thổi phù là hết, ho ốm vẫn đi chơi bình thường.
Mình cũng khuyến khích các con tự biết cách phục vụ bản thân từ sớm. Như em Kua tự đi vứt bỉm vào thùng rác, cởi đồ xong cho đồ bẩn vào giỏ đồ bẩn, tự xúc ăn, khát nước tự uống, tự chơi, tự lấy giấy xì mũi, tự xoa người khi tắm (dù mới chỉ biết xoa bụng thôi).
Anh Ủn tự đi lấy cơm, tự rửa tay, tự đánh răng rửa mặt, tự mang bát ra chậu, tự vứt bỉm (dù có lúc cơn lười nổi lên anh cầm bọc bỉm mếu máo bỉm nặng quá mẹ ơi con không cầm được, tự tắm và tráng người, tự dọn đồ chơi và lau dọn nếu làm đổ nước, còn chăm sóc được cả em Kua khi cần nữa, dỗ em ngọt lịm luôn.
Anh Ỉn thì tự làm được rất nhiều việc, còn trông em và chăm 2 em rất tốt nữa. Nhà đông con lại đẻ gần nhau có cái lợi nữa là các bạn ấy xây dựng khả năng “teamwork” và thuyết phục người khác từ sớm. Như anh Ủn không tự cởi áo được thì sẽ có anh Ỉn phụ cởi, không tự bóp kem hay vắt khăn mặt được cũng có anh Ỉn làm giùm cho, nên dù hay tranh giành đồ với anh nhưng vẫn thần tượng anh Ỉn lắm, cứ bắt chước theo anh.
Nguyên tắc trong nhà mẹ đặt ra là không phân biệt anh em, ai cầm đồ gì trước thì người ấy được chơi, người khác muốn chơi phải xin phép, nhận được sự đồng ý rồi mới được chơi. Anh em chơi với nhau mà tranh nhau đánh nhau kêu khóc thì phạt 2 anh em đứng ôm nhau, xin lỗi nhau. Thực hiện xong thì bọn nó cũng lăn quay ra cười, lại rủ nhau chơi tiếp. Nhiều lúc không biết anh Ỉn thuyết phục kiểu gì chỉ nghe giọng anh ý rất ngọt, mà anh Ủn sẵn sàng đưa đồ chơi yêu thích cho anh Ỉn, cái này chắc mẹ phải học tập mới được.
Đẻ nhiều thì có sao bởi chị tin rằng các con vẫn luôn vui vẻ, hạnh phúc, tự lập, tự tin và mạnh khoẻ. (Ảnh: NVCC) |
Vậy nên dù nhiều người kêu đẻ dày thế nheo nhóc tội con, mình chỉ cười vì mình biết, con mình vẫn luôn vui vẻ, hạnh phúc, tự lập, tự tin và mạnh khoẻ. Bố mẹ vẫn dành nhiều thời gian cho các con hơn rất nhiều bạn khác, có thêm em là có thêm thành viên để thương yêu và chăm sóc mà thôi.