Dạy kiến thức giới tính từ lớp 4 có quá sớm?

Kết quả rà soát 76 cuốn SGK của 6 môn học từ lớp 1 - lớp 12, trong tổng số 8.276 nhân vật xuất hiện trong nội dung văn bản, nam giới chiếm 69%, nữ chỉ chiếm 24%.
dua kien thuc gioi tinh tu lop 4 co qua som Chương trình GDPT mới: ‘Giảm số tiết học coi chừng tác dụng ngược’
dua kien thuc gioi tinh tu lop 4 co qua som Chương trình GDPT mới: Liệu có phải 'Bình mới rượu cũ?'
dua kien thuc gioi tinh tu lop 4 co qua som Chương trình giáo dục phổ thông mới: Chú trọng 5 phẩm chất, 10 năng lực cho học sinh
dua kien thuc gioi tinh tu lop 4 co qua som Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới: Học sinh THCS sẽ học ít hơn?

Chiều ngày 28/8, tại trụ sở TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã diễn ra hội thảo với chủ đề "Đảm bảo bình đẳng giới trong chương trình giáo dục phổ thông". Tham dự chương trình có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình GDPT tổng thể mới năm 2017.

dua kien thuc gioi tinh tu lop 4 co qua som
Toàn cảnh hội thảo chiều 28/8. Ảnh: Đình Tuệ.

Hình ảnh nam giới chiếm đa số trong SGK

Tại hội thảo, ông Trần Kim Tự - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, trong SGK hiện hành vẫn tồn tại khá nhiều bất cập trong vấn đề bình đẳng giới.

Theo nghiên cứu của Bộ GD&ĐT và UNESCO tiến hành phân tích 76 cuốn SGK của 6 môn học từ lớp 1 - lớp 12 có 8.276 nhân vật trong nội dung văn bản và 7.987 nhân vật trong các hình ảnh. Trong tổng số 8.276 nhân vật xuất hiện trong nội dung văn bản, nam giới chiếm 69%, nữ 24%, còn lại 7% là trung tính về giới.

Về hình ảnh, trong tổng số 7987 hình ảnh thì nam giới chiếm 58%, nữ chỉ chiếm 41%, còn lại là trung tính hoặc không rõ giới tính.

dua kien thuc gioi tinh tu lop 4 co qua som
Ông Trần Kim Tự - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT). Ảnh: Đình Tuệ.

"Những ví dụ trong SGK về nhân vật quan trọng, nổi tiếng có 95% là nhân vật nam. Hình ảnh, nội dung mang định kiến giới trong SGK, chương trình giáo dục có thể làm khắc sâu định kiến giới trong nhận thức trẻ em, làm chậm tiến trình đạt được sự bình đẳng giới thực chất.

Sự chênh lệch nhân vật giữa nam và nữ trong SGK cũng có khác biệt. Và càng lên cấp học cao hơn, sự chênh lệch càng lớn, nhân vật nam tiểu học theo hướng nhân vật nam xuất hiện ngày càng nhiều. Cụ thể số lượng nhân vật nam ở cấp tiểu học (56%), trung học (57%), đại học (71%). Xu thế số lượng nhân vật nam 'áp đảo' nhân vật nữ ngày càng lên cấp học cao càng lớn", ông Tự dẫn giải.

dua kien thuc gioi tinh tu lop 4 co qua som
Hình minh họa về bất bình đẳng giới ngay trong SGK. Nguồn: Bộ GD&ĐT.

Cũng theo ông Trần Kim Tự, SGK phổ thông còn chứa một số nội dung, hình ảnh mang tính rập khuôn, chưa cập nhật kịp thời những thay đổi theo xu hướng tích cực về vai trò, vị thế, sự tham gia và đóng góp của nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Các nhân vật nữ chỉ thường được gán vào các nghề như giáo viên tiểu học, nội trợ. Còn nhân vật nam luôn làm các nghề như kỹ sư, bác sĩ, phi công, nhà khoa học… Vấn đề đồng tình cũng chưa được quan tâm đề cập trong SGK. Dù Bộ GD&ĐT tiến hành rà soát từ năm 2011 đến nay và có số liệu về hiện trạng. Tuy nhiên chỉ chỉnh lý được từng bộ/cuốn SGK trong từng năm chứ chưa làm được tổng thể.

Dạy kiến thức giới tính từ lớp 4 có quá sớm?

Trong khuôn khổ hội thảo, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình GDPT tổng thể cho rằng, nội dung bình đẳng giới và giáo dục giới tính sẽ được chú trọng trong chương trình GDPT mới. Các kiến thức về giáo dục sinh sản, tình dục/sinh dục sẽ được đưa vào SGK từ lớp 4 - tức sớm hơn một năm so với chương trình hiện hành.

dua kien thuc gioi tinh tu lop 4 co qua som
GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình GDPT tổng thể. Ảnh: Đình Tuệ.

Kiến thức về giới tính vốn được coi là những nội dung "nhạy cảm, tế nhị". Vì vậy, dư luận xã hội vẫn tồn tại hai luồng quan điểm trái chiều về thời điểm giới thiệu cho học sinh. Nếu đưa muộn thì sợ học sinh thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản và giới tính. Còn nếu đưa sớm thì sẽ vô tình “vẽ đường cho hươu chạy”.

Cũng theo GS Nguyễn Minh Thuyết, những kiến thức về sinh sản ở người được giới thiệu từ lớp 4. Các kiến thức về bình đẳng giới sẽ được đưa vào ngay từ bậc mầm non. Tuy nhiên, bình đẳng giới không phải là cào bằng, bình đẳng giới là tôn trọng đúng mức sự khác biệt về giới vì hai giới khác nhau mới hấp dẫn nhau.

Kiến thức về bình đẳng giới sẽ được lồng ghép vào chương trình GDPT tổng thể trong nhiều môn học. Cụ thể như sau:

Cấp Tiểu học: Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học (lớp 4,5), Tự nhiên xã hội (lớp 1, 2, 3), Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Cấp THCS: Khoa học tự nhiên, Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm.

Cấp THPT: Tiến hành lồng ghép nhiều môn nhưng chủ yếu là Sinh học, Ngữ văn, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục kinh tế và Pháp luật, Giáo dục thể chất…

dua kien thuc gioi tinh tu lop 4 co qua som
TS Nguyễn Thị Mai Hoa - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: Đình Tuệ.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, TS Nguyễn Thị Mai Hoa - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, cần nâng cao nhận thức về giới và lồng ghép giới trong GDPT cho các nhà giáo dục, các thầy cô giáo.

Theo bà Mai Hoa, bình đẳng giới có nhiều nội dung đa dạng cần làm như giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khỏe sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm. Vai trò của đội ngũ các nhà giáo trong giáo dục bình đẳng giới là rất quan trọng. Cần phải bồi dưỡng, tập huấn cho họ hiểu và có cách truyền tải tốt tới các em học sinh.

Đồng quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà - Chủ tịch TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết: Trong thời gian tới, Hội đề xuất sẽ làm đầu mối tổ chức và phối hợp triển khai hỗ trợ như tham gia các Hội đồng tư vấn, tham vấn về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng, thẩm định chương trình GDPT mới và SGK mới.

Ngoài ra, Hội cũng sẽ biên soạn và cung cấp tài liệu tăng cường kết nối giữa cha mẹ và con cái, giữa gia đình và nhà trường, trong đó có nội dung giáo dục về giới tình và bình đẳng giới.

Đừng phó mặc hoàn toàn cho nhà trường

dua kien thuc gioi tinh tu lop 4 co qua som
TS Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT. Ảnh: Đình Tuệ.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định, bình đẳng giới sẽ được quán triệt trong xây dựng chương trình SGK mới. Đây là cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em trai và trẻ em gái như nhau. Dù Việt Nam đã cơ bản làm được điều này nhưng cũng còn một số điểm bất cập cần khắc phục.

Cũng theo vị Thứ trưởng, một trong các vấn đề bất cập cần nghiên cứu thêm như thực trạng giáo viên mầm non, tiểu học gần như không có nam giới, chủ yếu là nữ giới. Xét ở một góc độ nào đó, giáo dục mầm non rất phù hợp với các nữ giới. Điều này liên quan đến đặc điểm giới chứ không hẳn là bất bình đẳng giới. Bình đẳng giới là tôn trọng sự khác biệt giới.

Ngoài ra, TS Nguyễn Thị Nghĩa cũng cho rằng, việc giáo dục về giới tính, sức khỏe sinh sản cần có sự chung tay của cả xã hội, nhất là từ phía gia đình. Nếu gia đình cứ phó mặc 100% cho nhà trường thì cũng không thể tự làm được tất cả.

dua kien thuc gioi tinh tu lop 4 co qua som Chương trình GDPT mới: Liệu có phải 'Bình mới rượu cũ?'

Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể mới được Bộ GD&ĐT thông qua hôm 27/7 vẫn đang nhận được sự góp ý của ...

chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.