Trước tình hình dịch bệnh tay chân miệng có dấu hiệu diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát dịch cao do giao mùa, nhiều phụ huynh lo lắng về cách phòng ngừa và điều trị để không để lại biến chứng. Theo bác sĩ Huyên Thảo chia sẻ, có rất nhiều bố mẹ tìm đến bác sĩ và cùng chung một câu hỏi: “Liệu có bài thuốc nào trị dứt điểm bệnh tay chân miệng, và các bài thuốc, nước uống đặc hiệu, thuốc tăng cường miễn dịch, vaccine khô, thuốc bôi ngoài da, nước lá, sữa mẹ…có tác dụng phòng và trị bệnh tay chân miệng hay không?”
Theo bác sĩ Huyên Thảo, những bài thuốc điều trị trên không có tác dụng, có một liều thuốc rất tốt, rất đặc biệt, giúp bệnh nhân khỏi sau vài ngày điều trị, đó là: hít thở không khí.
Bệnh tay chân miệng do siêu vi gây ra. Đa số các trường hợp bị tay chân miệng phục hồi hoàn toàn, không biến chứng trong 7-10 ngày. |
Bác sĩ Huyên Thảo cho biết, bệnh tay chân miệng là bệnh do virus/ siêu vi gây ra. Vì thế bệnh sẽ tự hết sau 7-10 ngày và đó là diễn tiến tự nhiên của bệnh. Dù bố mẹ cho trẻ uống thứ gì đều không có tác động đến diễn tiến này.
“Bệnh tay chân miệng có dạng nặng, có dạng nhẹ, có nổi ban ít, nổi ban nhiều, loét miệng ít, loét miệng nhiều. Đó là do bản chất của siêu vi gây bệnh. Có loại siêu vi tay chân miệng như Entero 71 có thể nguy hiểm hơn và có nguy cơ gây biến chứng cao hơn. Nhưng không phải tất cả các trường hợp nhiễm Entero 71 đều gây biến chứng cả. Hơn nữa, tỉ lệ biến chứng cũng rất thấp, chỉ là cao hơn so với những chủng khác”, bác sĩ Huyên Thảo nói.
Bác sĩ Huyên Thảo cho biết thêm, nếu con bị bệnh tay chân miệng, việc cơ bản cần làm vẫn là giảm đau giảm sốt khi cần, cho trẻ ăn uống dạng lỏng, mát, lạnh để miệng loét đỡ đau. Không nên ép con ăn đồ ấm nóng vì con sẽ càng đau hơn. Quan trọng nhất vẫn là theo dõi sát dấu hiệu nặng để đưa trẻ tái khám/nhập viện kịp thời.
Về câu hỏi có nên cho con nghỉ học vì sợ dịch hay không, bác sĩ Huyên Thảo cho biết không cần thiết.
“Bệnh này mang tính chất hên xui. Người lớn khi tiếp xúc bên ngoài vẫn có khả năng mang siêu vi về nhà và lây cho bé. Bố mẹ cần chú ý vệ sinh chân tay cho con sạch sẽ sau khi ra ngoài chơi, sau khi đi học về, trước khi ăn uống. Ngoài ra, không cho trẻ ăn uống chung với người bị bệnh, nếu trẻ bị bệnh cần cách ly trẻ (không cho trẻ đi học, đi bơi, sang nhà bạn khác chơi) vì dễ lây cho các bạn khác. Nếu trẻ bị bệnh cần theo dõi dấu hiệu nặng, nếu có nghi ngờ biến chứng cần nhập viện điều trị chuyên biệt ngay”, bác sĩ Huyên Thảo nói thêm.
XEM THÊM
Đối phó dịch tay chân miệng bùng phát: Phân luồng, hội chẩn trực tuyến
Trong cuộc kiểm tra đột xuất dịch bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM vào chiều 5/10, giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn ... |
Hà Nội: Hơn 1.600 ca tay chân miệng, nhiều ca biến chứng nặng
Tại Hà Nội tích lũy từ đầu năm đến nay ghi nhận 1600 ca mắc tay chân miệng. Trong đó, số bệnh nhân tiếp nhận ... |
Trẻ bị bệnh tay chân miệng có thể tử vong trong vài giờ nếu có những biểu hiện này
Bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của con. Vì vậy, bố mẹ nên nắm ... |