Trẻ bị bệnh tay chân miệng có thể tử vong trong vài giờ nếu có những biểu hiện này

Bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của con. Vì vậy, bố mẹ nên nắm rõ những biểu hiện khi bệnh trở nên nặng hơn để kịp thời đưa con vào viện điều trị.
 

Hiện nay, các ca mắc bệnh tay chân miệng đang gia tăng nhanh chóng ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là ở Tp. HCM. Không chỉ vậy, bệnh còn có những diễn biến phức tạp. Tính đến thời điểm này, đã có 6 trẻ tử vong vì bệnh tay chân miệng.

Trao đổi với VietNamNet, PGS TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho hay, trong 9 tháng đầu năm 2018, số ca mắc bệnh tay chân miệng của 21 tỉnh khu vực miền Nam vẫn thấp hơn 31% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên trong tháng 8 và tháng 9, số ca nhập viện vì bệnh này tăng tới 50%. Trong đó có nhiều ca nhập viện trong tình trạng bệnh nặng.

tre bi benh tay chan mieng co the tu vong trong vai gio neu co nhung bieu hien nay
Số ca mắc bệnh tay chân miệng đang gia tăng ở các tỉnh phía Nam. (Ảnh: Thanh Niên)

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh (Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc) cho biết, bệnh tay chân miệng do virus Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71) gây ra. Khi bệnh ở thể nhẹ, chưa có biến chứng, trẻ có sức đề kháng cao và được chăm sóc tốt thì bệnh không nguy hiểm.

Bệnh tay chân miệng có 4 cấp độ. Nếu trẻ sốt nhẹ, sinh hoạt bình thường và tỉnh táo, bố mẹ có thể cân nhắc cho bé điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bệnh xuất hiện những biểu hiện nặng mà không có biện pháp xử trí kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, khi thấy trẻ có một trong những dấu hiệu sau, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời:

- Sốt li bì hơn 2 ngày, sốt trên 39 độ C

- Khó hạ sốt, không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt

- Nôn ói nhiều

- Giật mình khi ngủ, nếu trong 30 phút mà bị giật mình tới 2-3 lần thì cần đưa đi bệnh viện ngay.

- Khó thở

- Run chân tay

tre bi benh tay chan mieng co the tu vong trong vai gio neu co nhung bieu hien nay
Bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng nguy hiểm. (Ảnh minh họa: News.power102fm)

Bác sĩ Thanh cho biết, bệnh tay chân miệng có thể gây ra các biến chứng về tim mạch, hô hấp như: viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch hoặc biến chứng về thần kinh như: viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não.

Khi bệnh ảnh hưởng đến màng não của trẻ, trẻ sẽ có những triệu chứng khó nhận biết như: khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ.

Trẻ có thể biểu hiện hoảng hốt, nói lảm nhảm, chới với, run tay chân, co giật. Triệu chứng khác có thể thấy khi có biến chứng như sốt cao (trên 39oC), nôn ói nhiều, da nổi bóng nước, mạch nhanh, yếu tay chân, méo miệng. Nếu không điều trị đúng và kịp thời, biến chứng viêm màng não có thể khiến trẻ tử vong trong vài giờ.

tre bi benh tay chan mieng co the tu vong trong vai gio neu co nhung bieu hien nay
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.

Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ sốt nhẹ, vẫn ăn và chơi bình thường, nôn ít, tỉnh táo… thì bố mẹ có thể cân nhắc cho bé điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Khi điều trị cho con tại nhà, cha mẹ cần chú ý:

- Dùng thuốc giảm đau hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Dùng dung dịch sát khuẩn nhẹ cho da như xanhmethylen, milian… và niêm mạc như zytee, kamistad… khi da có các vết loét.

- Sát trùng niêm mạc miệng bằng nước muối 0,9%, Kamistad.

- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, thức ăn không cay, không mặn, không nóng

- Cho trẻ uống nước đầy đủ.

- Vệ sinh chân tay miệng hàng ngày.

- Mở cửa nhà để không gian luôn thoáng mát, lưu thông không khí.

- Giặt sạch quần áo và phơi khô.

- Đồ chơi luôn được rửa sạch và sát khuẩn bằng dung dịch Cloramin B 2%.

- Không cho trẻ đi học hay đến chỗ đông người.

- Theo dõi sát và đưa trẻ đi khám ngay nếu có các dấu hiệu nặng.

Cũng theo bác sĩ Thanh, để phòng tránh bệnh tay chân miệng, bố mẹ và trẻ cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện tốt vệ sinh ăn uống. Ngoài ra, cần lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường và tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

XEM THÊM

tre bi benh tay chan mieng co the tu vong trong vai gio neu co nhung bieu hien nay Vì sao bệnh tay chân miệng ở TP HCM tăng đột biến?

Sự trở lại của chủng virus khiến 150 người chết vì tay chân miệng được cho là nguyên nhân làm cho bệnh tay chân miệng ...

tre bi benh tay chan mieng co the tu vong trong vai gio neu co nhung bieu hien nay Thực hiện '4 sạch' để phòng bệnh

Trước tình trạng dịch bệnh bùng phát, đặc biệt là số lượng bệnh nhân mắc tay chân miệng gia tăng đáng kể, nhiều trường hợp ...

tre bi benh tay chan mieng co the tu vong trong vai gio neu co nhung bieu hien nay Vì sao bệnh tay chân miệng năm nay trở nên nguy hiểm?

Dịch bệnh tay chân miệng (TCM) tăng và nhiều ca nặng do có sự thay đổi gien gây bệnh từ B5 sang C4 của chủng ...

tre bi benh tay chan mieng co the tu vong trong vai gio neu co nhung bieu hien nay Trẻ bị tay chân miệng trở nặng vì chủng vi rút nguy hiểm tái xuất hiện

Từ đầu tháng 9 đến nay, trẻ mắc tay chân miệng nhập viện tại các bệnh viện TP Hồ Chí Minh tăng đột biến. Đặc ...

tre bi benh tay chan mieng co the tu vong trong vai gio neu co nhung bieu hien nay Cha mẹ đau xót nhìn trẻ nằm la liệt, chân tay bị cột chặt vì tay chân miệng

Trẻ nhập viện vì tay chân miệng tăng gấp 5 lần khiến các y bác sĩ phải gồng mình cấp cứu. 2 bệnh nhi phải ...

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.