Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác lập quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 26/3/2020 của UBND thành phố. Trong đó, tiến độ lập quy hoạch thành phố rút ngắn từ 24 tháng còn khoảng 18 tháng.
Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai lập quy hoạch thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch thành phố được triển khai theo Luật Quy hoạch và chủ trương điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, bảo đảm lồng ghép thống nhất nội dung.

Nội dung kế hoạch gồm: Rà soát, đánh giá công tác quy hoạch của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020; xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch thành phố; lập quy hoạch thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

UBND thành phố phân công Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội và các đơn vị liên quan bảo đảm lồng ghép, tích hợp đồng bộ, thống nhất nội dung quy hoạch thành phố Hà Nội với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố, các quy hoạch chuyên ngành, lĩnh vực, điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và các quy hoạch khác.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đánh giá các quy hoạch, quản lý quy hoạch thành phố giai đoạn 2011-2020, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành trên địa bàn thành phố.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đồng thời với quá trình lập quy hoạch, tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về môi trường...

Các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc rà soát, đánh giá công tác quy hoạch; nghiên cứu các phương án quy hoạch, tham gia các nội dung đề xuất để tích hợp vào quy hoạch thành phố...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.