Đề án quy hoạch phát triển khu kinh tế ven biển đến năm 2020

Đề án quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt ngày 23/9/2008.

Quy hoạch xác định hình thành hệ thống 15 khu kinh tế ven biển, bao gồm: Khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh); Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng); Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa); Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An (Nghệ An); Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh); Khu kinh tế Hòn La (Quảng Bình);

Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (Thừa Thiên Huế); Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam); Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định); Khu kinh tế Nam Phú Yên (Phú Yên); Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa); Khu kinh tế Phú Quốc (Kiên Giang); Khu kinh tế Định An (Trà Vinh); Khu kinh tế Năm Căn (Cà Mau).

Trong đó, trước hết xây dựng ba khu kinh tế là khu kinh tế Vân Đồn ở tỉnh Quảng Ninh trở thành cửa mở hướng ra biển, phát triển theo hướng hội nhập kinh tế với khu vực Đông Bắc Á, trong hợp tác của hai hành lang, một vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ;

Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh và khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa trở thành cửa mở hướng ra biển và theo hướng hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông – Tây và Bắc – Nam; Khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang trở thành cửa mở hướng ra biển, hội nhập kinh tế khu vực ASEAN.

Phương hướng phát triển đến năm 2010: Phát triển nhanh 13 khu kinh tế ven biển đã được thành lập, với nhiệm vụ thành lập khu kinh tế tổng hợp Định An ở tỉnh Trà Vinh theo các quy định.

Phương hướng phát triển sau năm 2010: Thành lập khu kinh tế Năm Căn ở tỉnh Cà Mau theo các quy định; Tiếp tục đầu tư phát triển theo quy hoạch, kế hoạch phát triển đã được điều chỉnh, bổ sung đối với 14 khu kinh tế ven biển đã được thành lập trước năm 2010;

Phấn đấu đến năm 2020, các khu kinh tế ven biển đóng góp vào tổng GDP của cả nước khoảng 15 – 20% và tạo ra việc làm phi nông nghiệp cho khoảng 1,3 – 1,5 triệu người.

Xem chi tiết: Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020 TẠI ĐÂY.

chọn
'Dòng tiền đổ về bất động sản chưa có hoặc rất ít'
Lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc cho rằng trong thời điểm này, khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa phục hồi rõ rệt thì dòng tiền đổ về bất động sản chưa có hoặc rất ít.