Đề án thu phí ô tô vào trung tâm TP HCM: Đầu tư 1.600 tỷ coi chừng thất bại

Một số chuyên gia giao thông cho rằng, đề án thu phí ô tô vào trung tâm TP HCM không khả thi và dễ thất bại.
 
de an thu phi o to vao trung tam tp hcm dau tu 1600 ty coi chung that bai
Đề án thu phi ô tô vào trung tâm TP HCM nhằm kéo giảm ùn tắc. Ảnh minh họa: Đại Việt

Mới đây, Sở GTVT TP HCM đã nghe Công ty CP Công nghệ Tiên Phong báo cáo về đề án thu phí ô tô vào trung tâm sau khi hoàn thiện, chỉnh sửa đề án cũ.

Đề án mới điều chỉnh chi phí lên tới 1.660 tỷ đồng. Dự kiến trong giai đoạn đầu, Công ty Tiên Phong sẽ xây dựng 36 cổng thu phí không dừng, tạo thành một vành đai khép kín trung tâm TP HCM.

Đơn vị này cũng xây dựng kịch bản xác định mức thu phí ô tô vào trung tâm từ 6h - 17h là 30.000-50.000 đồng tùy loại xe và kiến nghị giảm phí cho taxi, người dân ở trung tâm. Theo dự kiến, việc thu phí sẽ bắt đầu từ năm 2020.

Liên quan đến đề án thu phí ô tô vào trung tâm TP HCM, trao đổi với chúng tôi, PGS. TS Phạm Xuân Mai, nguyên Trưởng khoa Kỹ thuật giao thông, ĐH Bách khoa TP HCM cho biết, nếu thu phí thì người dân sẽ phải đi bộ vì giao thông công cộng còn ít, không có phương tiện để thay đổi.

"Về lộ trình dự kiến đến năm 2020, thành phố phải có sự tính toán, tổ chức giao thông công cộng cho tốt, phủ khắp khu vực trung tâm.

Ngoài ra, khu vực trạm thu phí vào nội đô cũng cần tổ chức các bãi giữ xe để người dân gửi phương tiện và sử dụng phương tiện công cộng trong trung tâm.

Giao thông công cộng, bãi giữ xe là hai điều kiện quan trọng nhất cần có nếu muốn triển khai thu phí ô tô vào trung tâm TP HCM", ông Mai nhấn mạnh.

de an thu phi o to vao trung tam tp hcm dau tu 1600 ty coi chung that bai
Khu vực thu phí theo đề án. Ảnh: Tuổi trẻ

Cũng về việc thu phí ô tô, TS Phạm Sanh (giảng viên Đại học GTVT TP HCM) cho biết, đề án mới của Công ty Tiên Phong không mới.

"Đề án lần này thay công nghệ thu phí, tăng giá tiền còn lại là những cơ sở ban đầu của đề án trước.

Ngoài ra, thu phí ô tô tức là sẽ hạn chế xe đi vào trung tâm. Vậy người dân đi bằng gì khi giao thông công cộng chưa tốt", TS Sanh đặt câu hỏi.

Cũng theo TS Phạm Sanh, đề án thu phí lần này có ranh giới quá rộng. Việc thu phí khiến người dân không thể đi xuyên tâm thành phố, phải lựa chọn đi vòng xa.

"Đề xuất này không khả thi lắm trong tình hình hiện nay. Bởi lẽ, tuyến Metro số 1 đang chậm tiến độ, Metro số 2 xin lùi tới năm 2020 và dự án BRT thì đã hủy.

Như vậy, nếu thu phí thì lấy phương tiện gì để thay thế ở trung tâm? Người dân cũng không thể đi bộ vì vỉa hè bị lấn chiếm.

Đề án thu phí mang tính đầu tư công nghệ thu tiền, không đi sâu về bài toán phân tích giao thông. Đầu tư 1.600 tỷ coi chừng thất bại!", TS Phạm Sanh nhấn mạnh.

de an thu phi o to vao trung tam tp hcm dau tu 1600 ty coi chung that bai 'Grab, Uber tăng giảm giá bất thường': Yêu cầu kê khai giá

Hiệp hội Taxi Hà Nội đề nghị Sở GTVT yêu cầu Grab, Uber kê khai giá để "đảm bảo cạnh tranh lành mạnh".

chọn
Những nơi đang sốt đất theo tin sáp nhập
Thông tin về sáp nhập tỉnh, thành khiến đất nền tại nhiều địa phương như Hưng Yên, Bắc Giang, Đồng Nai... lên cơn sốt giá. Theo chuyên gia, bên cạnh cơ hội lướt sóng thì rủi ro đi kèm là rất cao, nhà đầu tư không nên mạo hiểm bởi nếu không kịp thoát hàng sẽ lâm cảnh đu đỉnh, mắc cạn.