Đề kiểm tra ‘Đơn xin mời các cháu làm bài’ của thầy giáo chuyên Khoa học Tự nhiên

Đeo kính râm “trông” các em làm bài, thang điểm 11… là những điểm đặc biệt trong cách ra đề kiểm tra Vật lý của thầy giáo Lê Việt Hoàng khiến học sinh thích thú.
de kiem tra don xin moi cac chau lam bai cua thay giao chuyen khoa hoc tu nhien Học sinh Nghệ An 'quẩy' nhạc Sơn Tùng trong bài thể dục giữa giờ
de kiem tra don xin moi cac chau lam bai cua thay giao chuyen khoa hoc tu nhien Học sinh Sài Gòn nấu cháo hành, 'hóa' Chí Phèo trong giờ học Văn
de kiem tra don xin moi cac chau lam bai cua thay giao chuyen khoa hoc tu nhien Nữ sinh hát bài 'Sóng' giúp cả lớp thuộc làu ngay trong tiết học

Thay vì ra những đề kiểm tra truyền thống cứng nhắc, thầy giáo trẻ Lê Việt Hoàng đã biến tấu để đề thi vừa hài hước, dễ thương khiến học sinh hào hứng hơn khi làm bài lại vừa đảm bảo chất lượng cần có của một đề thi thông thường.

de kiem tra don xin moi cac chau lam bai cua thay giao chuyen khoa hoc tu nhien
Đề kiểm tra 1 tiết sáng tạo của thầy giáo Lê Việt Hoàng

Ở mỗi đề do thầy Việt Hoàng soạn đều bao gồm 2 phần giống như đề thi truyền thống. Phần 1 là những yêu cầu đối với người làm bài, phần 2 là nội dung chính của đề thi và thang điểm.

Điểm đặc biệt khiến học sinh thích thú và bật cười ở phần yêu cầu của đề bởi nội dung hài hước dễ thương.

“Trình bày sạch đẹp như đi thi, tính toán cầu kỳ như đi chợ. Không quay cóp, hỏi bài các cháu xung quanh (khó quá có thể hỏi giám thị coi thi). Bị bắt gian lận có thể bị phạt tiền từ 10k đến 20k”.

Vẫn là những yêu cầu cơ bản của một đề thi “Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm” nhưng lối viết hài hước, gọi học sinh là các “cháu”, vừa lới lỏng trong khi coi thi khi cho phép hỏi giám thị - chính là thầy Việt Hoàng nhưng cũng vừa siết chặt bằng cách phạt tiền khi bị bắt gian lận khiến học sinh bớt căng thẳng và nghiêm túc hơn khi làm bài.

de kiem tra don xin moi cac chau lam bai cua thay giao chuyen khoa hoc tu nhien
Đề kiểm tra 15 phút khiến học sinh bật cười ngay từ dòng tiêu đề

Bài kiểm tra lấy điểm 1 tiết môn Vật lý nhưng lại có tiêu đề là “Bài tập viết chính tả 45 phút” và thang điểm 11. Lý giải về điểm đặc biệt này, thầy giáo trẻ phân tích: “Việc đưa vào thêm 1 điểm chỉ là để mình kiểm tra các học sinh giỏi hơn, không làm ảnh hưởng đến điểm tổng của các em. Dù làm hết và đúng cả 11 điểm thì khi vào sổ cũng vẫn chỉ là 10 điểm”.

Chia sẻ về ý tưởng soạn những đề kiểm tra với ngôn ngữ hài hước này, thầy giáo Việt Hoàng cho biết: “Từ thời sinh viên, mình và các bạn khác đã làm những đề thi khác với truyền thống. Việc sử dụng những từ ngữ thân thiện ở trong đời sống, đưa cả học sinh, các nhân vật nổi tiếng vào trong đề là một trong những cách để môn Vật lý trở nên gần gũi hơn với học sinh. Việc thay đổi ngôn ngữ sẽ giống như khoác một tấm áo mới cho một cô bé vậy và chất lượng đề thi vẫn đảm bảo”.

de kiem tra don xin moi cac chau lam bai cua thay giao chuyen khoa hoc tu nhien
Chân dung thầy giáo trẻ Lê Việt Hoàng

Sự hài hước của đề thi nhận được sự ủng hộ của học sinh và cư dân mạng, có không ít bạn trẻ ao ước rằng được làm bài kiểm tra như vậy hay đọc đề vậy mới có cảm hứng để làm bài.

Về việc phổ biến những đề kiểm tra này, thầy giáo trẻ cho biết mới chỉ đưa vào áp dụng trong kiểm tra 15 phút và 1 tiết. Còn đối với kỳ thi lớn như thi học kỳ, dành cho học sinh toàn trường, yêu cầu tính học thuật cao. Do đó, đề thi vẫn được soạn và trình bày theo hướng truyền thống.

Trả lời cho thắc mắc: “Liệu việc những đề thi theo hướng hài hước, dễ thương này có xuất phát từ chính tính cách và lối sống?”, thầy Việt Hoàng bật cười: “Mình nghĩ rằng đề thi cũng thể hiện nhiều tính cách của mình ở ngoài đời. Học sinh mình dạy cũng từng nói: đọc đề cái biết ngay là đề của thầy Hoàng”.

de kiem tra don xin moi cac chau lam bai cua thay giao chuyen khoa hoc tu nhien
Thầy giáo Việt Hoàng đeo kính râm "trông" học sinh trong giờ kiểm tra

Không chỉ hài hước trong cách ra đề thi, giám thị Lê Việt Hoàng còn có cách đặc biệt trong giờ coi thi – đeo kính râm để “trông” các em làm bài.

“Khi đeo kính râm thì học sinh sẽ không nhìn thấy ánh mắt của mình lúc coi thi. Vì thế các em sẽ cẩn trọng hơn với hành động của bản thân, cảm thấy lo lắng hơn khi hỏi bài, bàn bạc với bạn bè xung quanh. Và trong thực tế thì gần như là không dám hỏi”, thầy giáo trẻ lý giải.

“Việc thay đổi ngôn ngữ chỉ là một cách tích cực hoá hoạt động của học sinh trong giờ học, còn chất lượng thì không thay đổi. Do đó, nhà trường không phản đối việc ra đề thi theo hướng này”, thầy Việt Hoàng tâm sự.

de kiem tra don xin moi cac chau lam bai cua thay giao chuyen khoa hoc tu nhien Học sinh Nghệ An 'quẩy' nhạc Sơn Tùng trong bài thể dục giữa giờ

Trên nền bài hát "Tiến lên Việt Nam ơi" của ca sĩ Sơn Tùng MTP, gần 1.000 học sinh trường THPT Cửa Lò 2 (Nghệ ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.