Thời gian qua, dư luận xã hội đã dường như “dậy sóng” trước đề xuất một phương án cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền – Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Ông đưa ra đề xuất thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Do âm "nhờ" (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.
Thạc sĩ Trần Thị Thanh Liêm cho rằng, phiên âm tiếng Việt theo đề xuất của PGS Bùi Hiền hoàn toàn khác so với phiên âm tiếng Trung. Ảnh: Đình Tuệ. |
Chia sẻ với chúng tôi, Thạc sĩ Trần Thị Thanh Liêm – Nguyên Giảng viên chính Tiếng Trung Quốc và Tiếng Việt tại Trường Đại học Hà Nội, Phó Trưởng Khoa Ngoại ngữ, Trưởng Ngành tiếng Trung tại Đại học Đại Nam cho biết, bà rất trân trọng đề xuất góp ý này của Nhà nghiên cứu (NNC) ngôn ngữ Bùi Hiền, dù tuổi đã cao nhưng vẫn có nhiều trăn trở, tâm huyết với chữ quốc ngữ.
Tuy nhiên, cô giáo Thanh Liêm cũng nhấn mạnh: “Các nhà ngôn ngữ học rất cần có những đề tài tương tự làm tư liệu để phục vụ cho công việc nghiên cứu. Nhưng chúng ta cần phải rất thận trọng khi sửa đổi một nét nhỏ nào đó, một con chữ nào đó chứ chưa phải là một số lượng lớn nguyên âm và phụ âm trong Bảng chữ cái tiếng Việt. Khi ta đưa ra quan điểm muốn thay đổi một chữ cái nào đó giả dụ chỉ trong một chữ thôi, chúng ta cũng cần có những góc nhìn như tiết kiệm thời gian viết chữ, góp phần giảm bớt chữ cái…
Ví dụ như chữ Trung Quốc, để giảm bớt các nét của chữ Hán, có chữ cải tiến rất nhiều lần vẫn không được chấp thuận hoặc phải thay đi đổi lại. Theo TS Nguyễn Hải Hoành, việc cải tiến chữ viết từ chữ vuông thành chữ phiên âm Latinh tại Trung Quốc đã thất bại; việc cải tiến chữ phồn thể thành chữ giản thể đến nay, người Trung Quốc vẫn không ngừng tranh luận”.
Ngoài ra, Th.S Thanh Liêm cũng cho rằng, một số chữ Việt khi được PGS.TS Bùi Hiền thay đổi xét về mặt mỹ quan thì chưa đạt. Để khỏi nhầm lẫn trong khi viết chính tả, Giáo trình dạy tiếng Việt đã có nhiều quy tắc giúp học viên dễ ghi nhớ.
Ví dụ: Các nguyên âm i, e, ê được ghép với các phụ âm: ghi ghe ghê, nghi nghe nghê; các nguyên âm a o ô ơ được ghép với các phụ âm: ga go gô gơ, nga ngo ngô ngơ; v.v…
Bởi vậy, theo tôi có cần thiết phải thay đổi G = G, Gh,… hay không ?
Xung quanh việc có ý kiến nói cách phiên âm tiếng Việt mới theo đề xuất của PGS Bùi Hiền là ‘giống’ với phiên âm tiếng Trung Quốc, cô giáo Thanh Liêm khẳng định, không phải là như vậy, không hề bắt chước, không giống chút nào, kể cả hình thức ghi cũng không giống nhau (còn việc một số âm trong các thứ tiếng có trùng khớp nhau là chuyện thường gặp).
Ví dụ : dân tộc = zân tộc (z: âm đầu lưỡi) minzu (m: âm hai môi).
Trong tiếng Quảng Đông, các nguyên âm, phụ âm đọc như tiếng Việt, chỉ có phụ âm ph được thay thế bằng f. Các phụ âm sau đây trong tiếng Việt thì tiếng Quảng Đông không dùng: b, đ, g, r, s, v.
Những âm tiết sau không có trong tiếng Việt: al, ạt, iệt, il, ol, ọtt, uâl, ul, ụt, uyl, uỵt, uu, w, tx.
Ví dụ: Duỵt Nàm Việt Nam 越南 Yuenan thuỳl kiệt đoàn kết 团结 tuanjie.
Tiếng Quảng Đông là tiếng nói địa phương chưa chuẩn mực thể hiện ở chỗ có những tiếng nói không có trong chữ viết. Bởi vậy việc đối chiếu trên chỉ để làm tư liệu tham khảo.
Ví dụ minh họa về cách phiên âm theo tiếng Quảng Đông mà cô giáo Thanh Liêm đưa ra. Ảnh: NVCC. |
"Việc cải tiến tiếng Việt còn liên quan rất nhiều tới việc giáo dục con trẻ. Như chúng ta đã biết, trẻ em độ tuổi từ trong bụng mẹ đến 5,6 tuổi là giai đoạn phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Việc thay đổi quá lớn cùng lúc tiếng Việt trên các kênh truyền thông sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc chuẩn hóa tiếng Việt.
Theo tôi, PGS Bùi Hiền cần phải có những căn cứ khoa học có sức thuyết phục hơn trong việc kiến nghị cải tiến tiếng Việt, chữ Việt, nếu không sẽ làm đảo ngược nhiều nguyên tắc, trật tự trong ngôn ngữ tiếng Việt", cô giáo Trần Thị Thanh Liêm nhấn mạnh thêm.
Đề xuất chuyển đổi Tiếng Việt: 'Ai nói dựa theo tiếng Trung là không hiểu vấn đề!'
"Những người nói đề xuất chữ quốc ngữ của tôi là dựa theo phiên âm tiếng Trung Quốc chứng tỏ họ chưa hiểu hoặc cố ... |