Đề xuất chuyển đổi Tiếng Việt: 'Ai nói dựa theo tiếng Trung là không hiểu vấn đề!'

"Những người nói đề xuất chữ quốc ngữ của tôi là dựa theo phiên âm tiếng Trung Quốc chứng tỏ họ chưa hiểu hoặc cố tình không hiểu vấn đề", PGS Bùi Hiền cho hay.
de xuat chuyen doi tieng viet cua pgs bui hien ai noi dua theo tieng trung la thieu hieu biet PGS.TS Bùi Hiền: Đưa vào làm trò chơi giải trí thì được chứ chưa phải lúc đưa vào thí điểm giảng dạy
de xuat chuyen doi tieng viet cua pgs bui hien ai noi dua theo tieng trung la thieu hieu biet Tác giả đề xuất cải tiến 'Tiếng Việt thành Tiếg Việt' và những cuốn sách hay một thời
de xuat chuyen doi tieng viet cua pgs bui hien ai noi dua theo tieng trung la thieu hieu biet Bộ GD&ĐT lên tiếng về đề xuất 'cải tiến chữ viết tiếng Việt thành Tiếg Việt'
de xuat chuyen doi tieng viet cua pgs bui hien ai noi dua theo tieng trung la thieu hieu biet PGS.TS Bùi Hiền - người đề nghị chuyển Tiếng Việt sang Tiếq Việt là ai?

Những ngày qua, câu chuyện về đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền về cải tiến chữ quốc ngữ đã gây ra nhiều ý kiến tranh luận trên các phương tiện truyền thông. Hiện tại, lãnh đạo Chính phủ và Bộ GD&ĐT đều cho hay chưa có chủ trương cải tiến chữ quốc ngữ.

Tuy nhiên, một luồng ý kiến khác cho rằng cách viết phiên âm tiếng Việt theo đề xuất của PGS Bùi Hiền có phần "giống" với phiên âm tiếng Trung Quốc. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với một số nhà chuyên môn trong lĩnh vực này để làm rõ thông tin trên.

de xuat chuyen doi tieng viet cua pgs bui hien ai noi dua theo tieng trung la thieu hieu biet
Cách phiên âm chữ tiếng Việt với chữ tiếng Trung.

Theo cô giáo Phó Thị Mai - Giảng viên dạy tiếng Trung, Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, dù không trực tiếp ủng hộ 100% nhưng bà cũng không nằm trong số những người "ném đá" kịch liệt đề xuất này của PGS Bùi Hiền.

Bà Mai cho biết: "Đây cũng là đề xuất cá nhân của một nhà khoa học về lĩnh vực ngôn ngữ. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa bị thuyết phục bởi đề xuất của thầy Hiền. Tôi cho rằng, đề xuất này có phần hơi phiến diện. Bởi theo cách đó, sẽ triệt tiêu đi những phương ngữ trong phát âm tiếng Việt chuẩn của chúng ta. Thầy Hiền muốn nhập ba âm tiết vào làm một theo phương ngữ Hà Nội thì tôi thấy chưa hợp lý, nó vô tình làm nghèo tiếng Việt đi.

Khi tôi dạy tiếng Việt cho cả người nước ngoài thì vẫn phát âm chuẩn là 'R', 'D' hay là 'Gi'. Trong tiếng Việt, chữ Việt là chữ La tinh. Tôi thấy có những người dùng nhiều từ không hề 'trong sạch' để gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt thời gian qua quả thực là rất đáng buồn. Hơn nữa, họ còn xúc phạm một nhà khoa học và quy cho người ta tội 'phản nước hại dân' hay 'phá hoại lịch sử' thì tôi cho là hơi vô lý.

Hệ thống phiên âm của tiếng Trung Quốc khác nhiều so với Việt Nam. Giả sử, âm đọc của tiếng Trung Quốc chữ 'Giáo dục' được đọc là 'Chao zi'. Chữ La tinh ở đó là chữ 'Z' nhưng lại đọc là 'Ch'. Đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi. Ở đây tôi không hề thấy một chút gì đó gọi là tư tưởng của thầy Bùi Hiền bắt chước chữ Trung Quốc cả, không hề có chuyện đó".

Thầy giáo Đinh Văn Hậu - Giảng viên khoa Ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc, ĐH Ngoại ngữ Hà Nội cho rằng: "Đấy chỉ là cách ghi lại âm của người Việt chứ không phải là tiếng mới. Xét về góc độ khoa học thì lẽ ra chúng ta nên cổ súy cho việc làm của PGS Bùi Hiền vì đây là công trình mang tính cá nhân, kinh phí thì thầy tự lo chứ không phải do ngân sách nhà nước cấp. Còn việc đề xuất này có được xã hội chấp nhận hay không lại là câu chuyện khác bởi liên quan tới cả các cơ quan quản lý nhà nước nữa.

Tôi chỉ ủng hộ việc làm của PGS Bùi Hiền dưới góc độ nghiên cứu, còn được hay không thì phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Còn về đề xuất vừa qua của thầy Hiền thì tôi nghĩ chưa nên áp dụng ở thời điểm này. Đây cũng là nghiên cứu chưa thực sự 'chín' và cũng bởi lý do tốn kém nếu đi vào thực tiễn để thay đổi toàn bộ hệ thống văn bản có từ trước đến nay, gây khó khăn cho người dân".

de xuat chuyen doi tieng viet cua pgs bui hien ai noi dua theo tieng trung la thieu hieu biet
Đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS Bùi Hiền đã gây ra nhiều tranh luận trong thời gian qua. Ảnh tư liệu.

"Việc một số âm tiết phiên âm theo tiếng Việt mà thầy Bùi Hiền đề xuất có cách viết "giống" với phiên âm của tiếng Trung Quốc là chưa có cơ sở. Ví dụ chữ "Lạnh giá" thì tiếng Trung họ có phiên âm "Zá" - âm đầu lưỡi không bật hơi chứ đâu phải giống với tiếng Việt. Tóm lại có thể hiểu là người Trung Quốc dùng tiếng La tinh để phiên âm chữ Hán của họ. Ở nước ta cũng dùng chữ cái La tinh để phiên âm tiếng Việt nhưng cách phát âm hoàn toàn khác nhau", thầy Hậu nhấn mạnh.

Trao đổi về vấn đề này với chúng tôi, PGS.TS Bùi Hiền - Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội khẳng định: "Ai nói cách phiên âm tiếng Việt theo đề xuất mới của tôi là theo cách phiên âm tiếng Trung thì là họ chưa hiểu hoặc cố tình không hiểu bản chất của vấn đề".

Vị PGS ngành ngôn ngữ học cho hay, Trung Quốc có cách phát âm phiên âm của họ riêng. Về nguyên tắc, chữ với âm phải đi liền với nhau, Trung Quốc có hẳn một hệ thống âm vị khác biệt nhưng lại dùng chữ viết La tinh để phiên âm, mà nước ta cũng dùng chữ La tinh để phiên âm chứ làm sao nước ta lại giống với tiếng Trung được. Chính phủ cũng như Bộ GD&ĐT đều chưa có chủ trương thay đổi chữ quốc ngữ thời điểm hiện tại, việc nghiên cứu là của giới khoa học.

de xuat chuyen doi tieng viet cua pgs bui hien ai noi dua theo tieng trung la thieu hieu biet PGS.TS Bùi Hiền: Đưa vào làm trò chơi giải trí thì được chứ chưa phải lúc đưa vào thí điểm giảng dạy

Trước việc Bộ GD&ĐT không có dự kiến áp dụng bất cứ một phương án nào về cải tiến chữ viết quốc gia trong giai ...

chọn
Cầu vượt thép Mai Dịch chờ thông xe
Cầu vượt thép Mai Dịch nằm trên nút giao Vành đai 3 - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã hoàn thành, không còn hoạt động thi công từ lâu nhưng chưa thông xe.