Đề xuất đưa nội dung chống xâm hại tình dục vào sách giáo khoa lớp 1

Theo PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa - Chủ biên Hoạt động trải nghiệm, ban soạn thảo nên cân nhắc đưa nội dung chống xâm hại tình dục vào chương trình sách giáo khoa ngay từ lớp 1.
nen dua noi dung chong xam hai tinh duc vao chuong trinh sgk lop 1 Hiệu trưởng Trường Marie Curie: Muốn được tự chủ tuyển sinh, sẵn sàng chịu kỷ luật
nen dua noi dung chong xam hai tinh duc vao chuong trinh sgk lop 1 PGĐ Sở Giáo dục Hà Nội: 'Ăn bớt thực phẩm của học sinh là một tội ác'
nen dua noi dung chong xam hai tinh duc vao chuong trinh sgk lop 1 Chương trình mới sẽ giảm tải các kiến thức hàn lâm, cồng kềnh ra sao?
nen dua noi dung chong xam hai tinh duc vao chuong trinh sgk lop 1 Sẽ dùng tư liệu ngoài SGK để đánh giá, thi cử trong chương trình GDPT mới

Học sinh phổ thông được giáo dục về giới ra sao?

Trong khuôn khổ hội thảo "Lồng ghép giới và giáo dục tài chính trong chương trình môn học phổ thông" diễn ra tại Hà Nội chiều 26/4, ban soạn thảo cho biết sẽ đưa các nội dung này vào chương trình sách giáo khoa (SGK) cho từng độ tuổi của học sinh một cách khác nhau, mức độ khác nhau.

nen dua noi dung chong xam hai tinh duc vao chuong trinh sgk lop 1
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên chương trình môn Ngữ văn. Ảnh: Đình Tuệ.

Ở cấp Tiểu học, học sinh lớp 4 sẽ được học về “Quyền và bổn phận của trẻ em”, học sinh lớp 5 được giáo dục về “Tôn trọng sự khác biệt của người khác”. Trong chương trình THCS với học sinh lớp 6, các em sẽ được học chủ đề “Quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dụ và tham gia của trẻ em Việt Nam”.

Chương trình THPT, lớp 10 được học chủ đề “Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Lên lớp 11, các em làm quen với chủ đề “Quyền bình đẳng của công dân”, “Quyền và nghĩa vụ của công dân về dân sự”, chuyên đề “Pháp luật dân sự”. Với học sinh lớp 12, chủ đề “Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa, xã hội” các em sẽ được tìm hiểu kĩ.

Trao đổi tại hội thảo, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên chương trình môn Ngữ văn mới, vấn đề bình đẳng giới được đặt lên rất nhiều khi Ban soạn thảo viết SGK và được thể hiện trên nhiều khía cạnh. Trong đó, chú trọng đưa vào chương trình những ngữ liệu về giới và bình đẳng giới. Những đề tài về người mẹ, người chị được đưa vào SGK rất nhiều…

“Đặc biệt, phải cân đối các tác giả nữ và trân trọng đưa họ vào trong chương trình. Chúng tôi đã phải đưa tác giả Hồ Xuân Hương vào SGK bởi bà ấy là một nữ tác gia chứ không đơn thuần thơ của tác giả này hay”, PGS Đỗ Ngọc Thống cho hay.

Nên đưa nội dung chống xâm hại tình dục vào SGK lớp 1

Mới đây, dư luận vô cùng bất ngờ và phẫn nộ về trường hợp một thầy giáo tiểu học ở Hoài Đức (Hà Nội) bị cơ quan chức năng điều tra về hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi. Dù chưa có kết luận điều tra cuối cùng nhưng cũng gây ra sự bất an rất lớn trong quần chúng nhân dân, khi con trẻ lại là nạn nhân của vấn nạn xâm hại tình dục.

nen dua noi dung chong xam hai tinh duc vao chuong trinh sgk lop 1
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, đưa nội dung về chống xâm hại tình dục từ lớp 5 là quá muộn. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thanh Hòa - nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cho rằng, nhìn vào chương trình SGK phổ thông hiện nay vẫn còn định kiến giới. Trong SGK, sự xuất hiện các hình ảnh là nữ vẫn còn ít.

"Cụ thể, phân tích 76 cuốn SGK của 6 môn học từ lớp 1 đến lớp 12 cho thấy, ở cấp THCS, tỉ lệ nữ xuất hiện chỉ 33%; cấp THPT, tỉ lệ nữ chỉ 19%. Ở nhân vật xuất hiện trong văn bản, cấp tiểu học, chỉ có 24% là nữ và cấp THPT, các nhân vật nổi tiếng xuất hiện trong cấp học này chỉ chiếm 5%, còn lại là nam giới.

Vì vậy, tôi kiến nghị cần đảm bảo sự cân đối về hình ảnh, vai trò, nghề nghiệp của phụ nữ và nam giới trong nội dung bài học và hình ảnh minh họa. Khuyến khích những hình ảnh tích cực về phụ nữ và nam giới trong lĩnh vực không phải thế mạnh như phụ nữ làm lãnh đạo, nam giới chăm sóc gia đình.

Trong SGK Giáo dục công dân có những thứ cần đẩy lên sớm hơn, như lạm dụng tình dục mới đưa vào từ SGK lớp 5, trong khi đó có nhiều em rất bé đã bị xâm hại, như thế là quá muộn”, bà Thanh Hòa phân tích.

Đồng quan điểm trên, PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa - Chủ biên chương trình Hoạt động trải nghiệm nhận định, vấn đề lạm dụng tình dục nếu đưa vào chương trình lớp 5 là quá muộn.

Bà Thoa cho biết: "Tôi nghĩ nên đưa vấn đề chống lạm dụng tình dục vào từ chương trình SGK lớp 1. Ngoài ra, một vấn đề tế nhị nữa là vấn đề giới tính thứ ba. Tôi nghĩ, tỉ lệ này hiện còn rất nhỏ trong xã hội. Do đó, những đối tượng này cần được hỗ trợ chuyên sâu từ tổ tư vấn tâm lý học đường sẽ hợp lý hơn đưa vào chương trình chính khóa”.

Theo bà Minh Phương - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban tuyên giáo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: "Tác giả nam hay nữ không phải là vấn đề nhạy cảm giới trong SGK. Mà quan trọng là mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ ở trong từng bài học, nội dung học. Do vậy, các môn học cũng cần đưa ra các nội dung thách thức những khuôn mẫu giới hiện nay, đặc biệt môn Tự nhiên xã hội.

Ví dụ tham gia công việc gia đình là phải cả nam cả nữ. Nếu cứ theo hướng khắc sâu phụ nữ phải dịu dàng, nam giới cứ phải mạnh mẽ thì không nên. Mà quan trọng là khả năng của từng con người”.

Cũng theo bà Phương, vấn đề giới khi giảng dạy ở trường thì thái độ của giáo viên nam hay giáo viên nữ là rất quan trọng. Có những em cực kỳ rụt rè hay tự tin thì phụ thuộc khá nhiều vào giáo viên. Ngay ở nhận thức của giáo viên về giới cũng rất quan trọng. Ban soạn thảo chương trình nên có một chương trình đào tạo giáo viên bài bản về vấn đề giới và lồng ghép giới.

nen dua noi dung chong xam hai tinh duc vao chuong trinh sgk lop 1 Hiệu trưởng Trường Marie Curie: Muốn được tự chủ tuyển sinh, sẵn sàng chịu kỷ luật

Theo ông Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), mình sẵn sàng chịu kỉ luật để đảm bảo quyền lợi cho ...

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.