Đèo Cả đề nghị giao đất xây văn phòng cho dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

Liên danh Đèo Cả - Hưng Thịnh - Nam Miền Trung là nhà đầu tư từng đề xuất làm cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc trị giá hơn 16.000 tỷ đồng.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng vừa có giấy mời các đơn vị chức năng của tỉnh tham dự cuộc họp về việc xem xét nội dung CTCP Tập đoàn Đèo Cả đề nghị tạm giao đất để xây dựng văn phòng làm việc thực hiện dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc. 

Cụ thể, Tập đoàn Đèo Cả đề nghị tạm giao 2,3 ha đất tại phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc, trước đây là khu văn phòng làm việc của CTCP Hóa chất cơ bản miền Nam để xây dựng văn phòng làm việc nhằm thực hiện dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc 

Cuộc họp này dự kiến sẽ diễn ra vào sáng 17/8 tới đây, tại văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng.

Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc là một trong những đoạn thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương - Đà Lạt, dài 208 km, quy mô 4 làn xe, nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới cao tốc Việt Nam đến 2020, định hướng đến 2030.

Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất chủ trương giao UBND tỉnh Lâm Đồng là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án, dự án đã được Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định. HĐND tỉnh đã thông qua phương án đầu theo hình thức đối tác công tư.

Hướng tuyến cao tốc Dầu Giây- Liên Khương dự kiến được chia làm ba đoạn để đầu tư. (Ảnh: Thanh Niên).

Tỉnh Lâm Đồng kiến nghị Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc theo hình thức đối tác công tư với tổng vốn đầu tư giai đoạn phân kỳ là 16.220 tỷ đồng.  

Liên danh các nhà đầu tư đề xuất tham gia dự án là Tập đoàn Đèo Cả - Tập đoàn Hưng Thịnh -  Tập đoàn Nam Miền Trung. 

Điểm đầu tuyến đường tại Km60+100 (trùng với điểm cuối cao tốc Dầu Giây – Tân Phú) tại cầu vượt trực thông nút giao quốc lộ 20) thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Điểm cuối tại Km126+360 (lý trình đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương), giao với đường Nguyễn Văn Cừ, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. 

Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 66 km, trong đó đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai khoảng 11 km; đi qua tỉnh Lâm Đồng khoảng 55 km (qua các huyện Đạ Huai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và TP Bảo Lộc). 

Báo cáo mới đây của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cho biết Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh chuẩn bị các hồ sơ để UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy phương án điều chỉnh, làm cơ sở để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư; hoàn thành trong tháng 8 này. 

Sau khi dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh thực hiện việc đôn đốc nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi trong tháng 9, tổ chức thẩm định và trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trong tháng 10; phấn đấu khởi công trước ngày 31/12/2022 và triển khai thực hiện các bước tiếp.

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.