Điểm lại những lần giá vàng trượt dốc khiến nhà đầu tư lỗ hàng triệu đồng

Trong hơn 7 tháng qua, giá vàng trong nước đã tăng tăng hơn 45,5% trong khi vàng thế giới liên tục đạt kỉ lục. Tuy nhiên sau đó kim loại quí lại nhanh chóng mất giá khiến nhà đầu tư thua lỗ nếu không kịp bắt đỉnh.

Giá vàng trong nước đã liên tục lập kỉ lục mới, theo đà tăng của giá vàng thế giới.

Tuy nhiên, sau khi vươn lên mức cao ngất ngưởng giá vàng thường đảo chiều giảm mạnh ngay sau đó. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, giá vàng đã có 3 lần lao dốc.

Cụ thể, lần đầu tiên ghi nhận tại tuần cuối tháng 2, từ ngày 24/2 đến 29/2, giá vàng thế giới giảm từ mức đỉnh khoảng 1.690 USD/ounce, mức cao nhất kể từ tháng 2/2013, vì số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh tại một số quốc gia bên ngoài Trung Quốc làm trầm trọng thêm lo ngại dịch bệnh sẽ tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu, giá vàng thế giới đã giảm một mạch hơn 100 USD trong 3 phiên gần nhất còn khoảng 1.585 USD/ounce.

Tại thị trường trong nước, sau khi đạt đỉnh hơn 49 triệu đồng/lượng trong ngày 24/2, giá vàng SJC giảm 5 phiên liên tiếp và ở ngưỡng 44,6 - 45,62 triệu/lượng theo hai chiều mua vào - bán ra vào ngày 29/2. 

Nếu tính cả chênh lệch giá mua - bán vàng, người dân mua vàng tại SJC từ đầu tuần kỉ lúc đó đến 29/2 đã chịu khoản lỗ 4,4 triệu đồng/lượng.

Nhìn lại những lần giá vàng rớt thẳng đứng từ đầu năm đến nay - Ảnh 1.

Giá vàng trong nước đã biến động mạnh mẽ theo xu hướng vàng thế giới từu đầu năm đến nay. (Ảnh: Như Huỳnh).

Lần trượt giá thứ hai diễn ra vào những ngày giữa tháng 3 (từ 9/3 đến 19/3) khi vàng thế giới giảm giá mạnh nhất tính từ đầu năm. 

Giá vàng giao ngay trên sàn Kitco giảm một mạch từ vùng giá 1.700 USD/ounce xuống 1.496 USD/ounce, tương đương giảm hơn 200 USD/ounce khi các nhà đầu tư từ bỏ kim loại quí để quay sang tích trữ tiền mặt trong bối cảnh các biện pháp kích thích bổ sung của Mỹ được đưa ra.

Tuy nhiên, giá kim loại quí trong nước lại giữ xu hướng ổn định, dẫn tới chênh lệch với giá thế giới có thời điểm hơn 4,4 triệu/lượng. 

Sáng 19/3, giá vàng miếng SJC tại TP HCM là 45,35 - 46,2 triệu/lượng theo chiều mua vào - bán ra, cao hơn 4,7 triệu đồng/lượng so với vàng thế giới.

Nhìn lại những lần giá vàng rớt thẳng đứng từ đầu năm đến nay - Ảnh 2.

Diễn biến giá vàng trong 6 tháng gần đây. Nguồn: tygia.com.

Đến đầu tháng 8, xu hướng tăng mạnh lại tái diễn khi giá vàng thế giới đã tăng một mạch từ vùng 1.977 USD/ounce (ngày 2/8) lên mốc cao nhất mọi thời đại 2.071 USD/ounce (ngày 6/8). 

Tuy nhiên, mức này sau đó giảm mạnh về 2.034,8 USD/ounce sau khi báo cáo việc làm tốt tại Mỹ thúc đẩy đồng USD.

Giá vàng trong nước thậm chí còn chứng kiến biến động mạnh hơn khi phiên 6/8, giá bán vàng miếng ở mức 62,3 triệu đồng/lượng thì đến cuối ngày 8/8 đã về 60,32 triệu đồng. Giá mua vào vàng miếng tại SJC cũng giảm 2,25 triệu, chốt phiên ở mức 58,5 triệu/lượng.

Đà giảm mạnh của vàng tại phiên 8/8 đã khiến nhà đầu tư mua vàng từ thứ 6 đến trưa thứ 7 đã chịu khoản lỗ ròng gần 4 triệu đồng/lượng, tương đương lỗ 6,25% giá trị đầu tư chỉ sau một đêm.

Đáng chú ý, bước sang phiên đầu tuần (10/8), giá vàng trong nước tiếp tục mất đà khi giảm thêm gần 3 triệu đồng/lượng, kéo giá kim loại quí xuống còn 56,92 - 58,52 triệu đồng/lượng ghi nhận tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh TP HCM.

Giá vàng thế giới cũng tụt giảm xuống 2.030,20 USD/ounce theo Kitco, vàng giao tháng 12 ở mức 2.028,2 USD, ghi nhận vào lúc 11h40 (giờ Việt Nam) hôm nay.

Như vậy, mức giá này đã giảm gần 3,8 triệu đồng/lượng so với ngày đạt đỉnh 6/8 vừa qua, cùng với mức chênh lệch hơn 1,6 triệu đồng/lượng giữa hai chiều mua - bán, nhà đầu tư đã lỗ ròng hơn 5,3 triệu đồng/lượng sau 4 ngày (từ 6/8 -10/8).

Tính từ đầu năm 2020 đến ngày vàng SJC đạt đỉnh mọi thời đại, kim loại quí trong nước đã tăng hơn 45,5% khi vàng thế giới đã tăng hơn 35% trong năm nay trong bối cảnh các trường hợp Covid-19 gia tăng, đã làm ảnh hưởng đến các nền kinh tế toàn cầu và thúc đẩy các biện pháp kích thích chưa từng có.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.