Điện máy, kim khí Việt Nam sẽ có lợi khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, thực phẩm sẽ gặp khó

Đó là nhận định của ông Đỗ Mạnh Hùng – Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Đức trong buổi Đối thoại về Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và IPA) sáng 1/7.

Ông Đỗ Mạnh Hùng cho biết khi Việt Nam gia nhập Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, chúng ta sẽ có những lợi thế và những cẩn trọng nhất định

Trao đổi về những mặt hàng sẽ gặp khó khăn và có lợi thế khi EVFTA và IPA được kí, ông Hùng nói theo như tình hình hiện nay, những mặt hàng thực phẩm tại Việt Nam sẽ chưa có lợi vì tiêu chuẩn họ cao, nhưng hàng điện máy, kim khí và nông sản thô sẽ có lợi.

kkdm

Ông Đỗ Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Đức. (Ảnh: Hương Nguyễn).

"Ngoài việc chúng ta học hỏi, nghiên cứu và làm tốt hơn, thì trước mắt việc cạnh tranh với những mặt hàng là thế mạnh của châu Âu sẽ có những rào cản. Trong vòng 10- 11 năm tới, hiệp định sẽ cân bằng thuế quan giữa Việt Nam và các nước EU. Cụ thể, hiện EU đã chấp nhận cho chúng ta lộ trình 10 – 11 năm. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không chuẩn bị kĩ, đến khi mở cửa hoàn toàn thì chúng ta sẽ có những bất lợi,  bởi trình độ cao và sản phẩm vốn được đánh giá tốt của họ", ông Hùng cho biết.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Đức cũng bày tỏ quan ngại về việc truy xuất nguồn gốc. Ông Hùng nói với các tiêu chuẩn truy xuất hàng từ Việt Nam sang, châu Âu họ làm rất kĩ, tức là phải xác định sản phẩm cấu thành tại Việt Nam, và khó khăn lớn nhất nữa là chuẩn bị kĩ về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ông Trần Tuấn Anh – Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh: "Nhìn vào cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thương mại Việt Nam – EU, nếu phân tích sâu hơn nữa thị trường châu Âu của 28 quốc gia sẽ có những sản phẩm đặc thù, nhưng lại có những ý nghĩa đặc biệt. Chúng tôi cho rằng doanh nghiệp có điều kiện hiện tại nên sự liên kết, tiếp tục cải thiện năng suất lao động và trình độ công nghệ, đó là thương hiệu và giá trị thương hiệu được tăng".

Nhưng Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng nói thêm, đây là cơ hội để chúng ta phát huy thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam, khi mà doanh nghiệp nông nghiệp có điều kiện thụ hưởng giá trị gia tăng cao nhất.

Kinh-nghiem-mo-cua-hang-kim-khi-tong-hop-thanh-cong-11

Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Đức Đỗ Mạnh Hùng cho rằng các mặt hàng là thực phẩm của Việt Nam sẽ gặp thách thức với thị trường châu Âu vì chất lượng và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, nhưng các mặt hàng kim khí, điện máy sẽ thuận lợi. (Ảnh: TL).

Theo nhìn nhận của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI: "Ccác doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ những cam kết của cả hai Hiệp định, những cơ hội và thách thức đối với ngành mình, doanh nghiệp mình, từ đó có hành động tích cực, chuẩn bị và sẵn sàng để mở các cơ hội lớn từ EVFTA và IPA. Mặt khác, doanh nghiệp cần tập trung mọi nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh, tạo nền tảng vững vàng để có thể tận dụng hiệu quả những cơ hội hội nhập mới".

Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh cũng nhận định EVFTA và IPA được kết mang ba ý nghĩa lớn. Một là, Hiệp định được kết chắc chắn sẽ tạo cho nền kinh tế Việt Nam không gian về mặt thị trường rộng lớn hơn, chất lượng cao hơn, đó là thị trường EU.

EVFTA không chỉ tạo điều kiện để nâng cao kim ngạch hai chiều mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, giúp chúng ta tham gia chuỗi giá trị mới. Trong đó, tăng về xuất khẩu của Việt Nam sẽ nhanh hơn tăng về nhập khẩu.

Khác với FTA khác, EVFTA yêu cầu mở cửa thị trường với gần như 100% dòng thuế sẽ được cắt giảm thuế quan trong vòng 7 năm và ngay sau năm 2020, hơn 85% dòng thuế sẽ về 0 - chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của ta như nông thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với mức độ cam kết như vật, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam sẽ có thể tăng thêm 4,04% đến năm 2035.

Việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn,

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới được công bố tháng 3/2018, dự báo báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỉ USD Mỹ lên 80 tỉ USD Mỹ, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu.

Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đã được ký kết sau gần 10 năm đàm phán.

EVFTA viết tắt của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu, là một hiệp định thương mại thế hệ mới tập trung vào cải cách thể chế diện rộng, đàm phán đã kết thúc cuối năm 2015 và giai đoạn chuẩn bị thực thi bắt đầu vào năm 2017.

Khi có hiệu lực, Hiệp định sẽ mở ra cơ hội thương mại và đầu tư mới giữa Việt Nam và 27 quốc gia thành viên của thị trường chung châu Âu, dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng đáng kể nhờ sự kết hợp tiếp cận thị trường châu Âu và thu hút đầu tư.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.