Doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ gặp khó khi tham gia EVFTA

Dù được đánh giá là một trong những ngành nghề được hưởng lợi nhất khi EVFTA có hiệu lực, song dệt may Việt Nam sẽ gặp không ít rào cản khi Hiệp định tự do thương mại này được kí kết.

EVFTA kí kết, thuế suất với hàng may mặc không giảm mà vẫn tăng?

Theo Hiệp định, các sản phẩm dệt may của Việt Nam sẽ được EU cam kết gỡ bỏ thuế ngay phải đạt đủ điều kiện là sản phẩm may mặc ít gia công, hoặc là nguyên liệu dệt may xuất khẩu vào EU.

Còn lại, theo lộ trình, những sản phẩm mà EU cam kết miễn thuế bao gồm phần lớn sản phẩm may mặc mà Việt Nam xuất sang thị trường châu Âu.

avatar_1561632557937

Trong thời giai đoạn đầu của EVFTA, may mặc Việt Nam chưa được hưởng ưu đãi miễn thuế. (Ảnh: VNExpress).

Hiện tại, nhóm sản phẩm này đang thuộc nhóm ưu đãi GSP (chưa có năng lực cạnh tranh tốt đến từ các nước đang/ kém phát triển, theo các tiêu chí mà EU quyết định), được nhận ưu đãi trung bình 9% đơn phương từ EU.

Sau khi FTA được kí, GSP sẽ hết hiệu lực, mức thuế nhập khẩu với hàng may mặc vào EU sẽ giảm dần từ 12% (theo mức MFN) về mức 0% theo lộ trình 3-7 năm.

Như vậy, có thể thấy, trong những năm đầu thực hiện EVFTA, các sản phẩm may mặc từ Việt Nam sẽ chưa được hưởng lợi ngay lập tức. Thậm chí, những mặt hàng này còn bị áp mức thuế cao hơn so với hiện nay (12% so với 9%) khi tới với thị trường EU.

EVFTA - Thách thức lớn từ nguồn cung nguyên phụ liệu với dệt may Việt Nam

Dù được Bộ Công Thương đánh giá là một trong những ngành nghề được hưởng lợi nhất khi EVFTA có hiệu lực, tuy nhiên dệt may lại phải đối diện với những thách thức lớn khi Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam này có hiệu lực.

Cụ thể, cam kết xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm của EU với mặt hàng dệt may của Việt Nam có yêu cầu về quy tắc xuất xứ. Điều này quy định: Các sản phẩm may mặc của Việt nam trước khi xuất sang EU phải sử dụng vải sản xuất tại Việt Nam, đồng thời, việc cắt may phải được các doanh nghiệp Việt Nam hoặc châu Âu thực hiện.

photo-1-1528275605682148407856

May mặc Việt Nam gặp vướng mắc về nguyên phụ liệu xơ sợi và vải (Ảnh: Tuổi trẻ)

EU chỉ cho phép sử dụng thêm vải sản xuất tại Hàn Quốc với lí do nước này đã có FTA song phương với EU, và là nguồn cung nguyên phụ liệu tương đối cho dệt may Việt Nam. Ngoài ra, nếu có nước hình thành FTA với Việt Nam hoặc EU trong tương lai, quốc gia này phải thông báo cho Ủy ban Hải quan của EVFTA và phải được Ủy ban này phê duyệt.

Điều này tạo ra khó khăn không nhỏ cho các công ty may mặc trong nước hiện nay. Điều kiện nhận được ưu đãi thuế đang khó được đáp ứng trong bối cảnh các doanh nghiệp này vẫn chưa thể chủ động sản xuất sợi và vải.

Nguồn nguyên liệu này hiện nay được nhập chủ yếu từ Trung Quốc và Đài Loan, những quốc gia và vùng lãnh thổ chưa có hiệp định thương mại tự do với EU.

Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng nhập khẩu xơ sợi các loại của Việt Nam cộng dồn trong 5 tháng đầu năm 2019 ước đạt 444.618 tấn, tương đương với giá trị hơn 1.020 tỉ USD, nhập khẩu vải các loại giá trị hơn 5.447 tỉ USD.

Trong đó, tỉ trọng nhập khẩu xơ sợi Trung Quốc chiếm hơn 55% với 244.699 tấn (tương đương 564 triệu USD), vải các loại Trung Quốc cũng đóng góp tới 57,64% tổng lượng nhập khẩu vải các loại (ước đạt 3.140 tỉ USD).

Đài Loan cũng là nguồn cung cấp xơ sợi và vải lớn cho Việt Nam làm nguồn nguyên liệu sản xuất, với hơn 66.836 tấn xơ sợi tương đương 144 tỉ USD và hơn 644 triệu đô vải các loại được nhập khẩu vào Việt Nam từ thị trường này.

Trong khi đó, Việt Nam chỉ nhập khẩu xơ sợi từ những nước thành viên của EU, là Áo và Hà Lan lần lượt là 16 và 1.899 tấn. Với Hàn Quốc, quốc gia thứ 3 mà Việt Nam được sử dụng vải để sản xuất trước khi xuất sang EU theo hiệp định FTA, con số này chỉ là 28.217 tấn xơ sợi và hơn 857 triệu USD tiền vải.

Rõ ràng, để có thể đưa sản phẩm may mặc của trong nước thâm nhập vào thị trường EU với ưu đãi thuế suất từ Hiệp định FTA, ngoài việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng về sản phẩm, Việt Nam cũng cần điều chỉnh cán cân nhập khẩu xơ sợi và vải, giảm bớt khối lượng nhập khẩu từ Trung Quốc, tăng cường sử dụng vải có xuất xứ Hàn Quốc và các quốc gia thành viên EU.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần chú trọng phát triển ngành công nghiệp dệt sợi cũng như công nghiệp phụ trợ để "tự chủ" phần nào nguồn nguyên vật liệu đầu vào.

chọn
Khu đô thị Bắc Châu Giang của Mặt Trời Thanh Hoá: Giáp cao tốc và Vành đai 5, sẽ chuyển đổi 108 ha đất lúa
Khu đô thị sinh thái Bắc Châu Giang tại TP Phủ Lý, Hà Nam do liên danh Mặt Trời Thanh Hoá - Đầu tư Tây Bắc làm chủ đầu tư có quy mô 176 ha, tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng. Tại đây sẽ xây dựng khoảng 4.735 căn nhà ở liền kề, biệt thự và chung cư hỗn hợp.