Trước bối cảnh cuối năm nay Việt Nam sẽ ra nhập Hiệp định thương mại tự do (FTA) mở ra cơ hội xuất, nhập khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam và cũng tạo ra không ít những khó khăn, thách thức.
EU là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam luôn chiếm đến 20% kim ngạch xuất khẩu hàng năm chỉ đứng sau Mỹ, Xuất khẩu của Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU) liên tục phát triển trong những năm qua, năm 2015 kim ngạch quan hệ thương mại Việt Nam – EU đã tăng hơn 10 lần, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 41,4 tỷ USD năm 2015, 5 tháng đầu năm 2016 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu Việt Nam sang EU đạt 17,3 tỷ USD, tăng 10.3% so với cùng kỳ năm 2015.
Hội thảo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, cơ hội và thách thức tổ chức tại TPHCM vào sáng 5/8 |
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU bao gồm, thủy sản, đồ gỗ, dệt may, giầy dép, cà phê… trong đó đồ gỗ là mặt hàng xuất khẩu mạnh nhất với trên 1 tỷ USD chiếm đến 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Trong những năm gần đây, chính sách của EU đối với Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực với chính sách ưu đãi cho các nước kém phát triển (GSP) với mức thuế 0% với hầu hết các mặt hàng đây là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Xem thêm: Tin tức HÀNG HÓA - TÀI CHÍNH mới nhất trong ngày
Phát biểu tại Hội thảo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, cơ hội và thách thức tổ chức tại TPHCM vào sáng 5.8, Bà Bùi Thị Thanh An, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương cho biết, khi Việt Nam gia nhập FTA ngoài những thuận lợi về xuất, nhập khẩu thì cũng sẽ tạo ra không ít những khó khăn như vấn đề bảo hộ hàng sản xuất trong nước sẽ tăng cao, hàng hóa vào khu vực EU đòi hỏi rất cao về chất lượng, các đối thủ cạng tranh trong khu vục… trước những thách thức trên, các doanh nghiệp trong nước cần chủ động thâm nhập thị trường, lâng cao chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin cho thị trường khó tính.
Vũ Độ