Điện thoại Android sao chép tai thỏ. Lỗi tại iPhone X?

Nếu nhà sản xuất nào đó có thể tìm ra cách để đặt camera ngay dưới màn hình thì chắc chắn "tai thỏ" sẽ mất đi.

Thiết kế smartphone đang tiến một cách chậm chạp về tương lai nơi mà mọi thứ trừ màn hình dần biến mất.

dien thoai android sao chep tai tho loi tai iphone x

Viền màn hình ngày nay có thể được xếp vào loại "động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng", khi mà các nhà sản xuất điện thoại tìm cách chuyển hầu như mọi thứ ra khỏi mặt trước máy. Trên hệ điều hành bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều hơn các nút bấm ảo, các thanh điều hướng. Cảm biến vân tay thì tháo chạy ra mặt sau. Loa thì bị đẩy xuống đáy màn hình, hay thậm chí bị loại bỏ hoàn toàn.

Thế nhưng, theo DigitalTrends thì vẫn còn những rào cản nhất định khiến các nhà sản xuất đang theo đuổi ước vọng về một chiếc điện thoại không viền hoàn hảo phải đau đầu, trong số đó có cụm camera trước. Hầu hết các nhà sản xuất theo bước Samsung, thu hẹp các viền máy trên và dưới càng nhiều càng tốt. Apple lại chọn một hướng đi khác trên chiếc iPhone X của mình: họ cắt một phần màn hình để tạo thành chiếc "tai thỏ" đặc trưng.

Lần đầu xuất hiện, "tai thỏ" của iPhone X đã nhận được hàng tấn gạch đá và chế nhạo. Làm sao mà các nhà thiết kế Apple lại chọn giải pháp như thế này chứ? Tại sao không cắt luôn một phần màn hình để chừa lại một chút viền nhỏ trên đỉnh thôi cũng được? Nhưng rồi mọi thứ dần trở nên rõ ràng, rằng "tai thỏ" là một yếu tố cần thiết để Apple có thể loại bỏ nút Home, cảm biến vân tay, và tích hợp công nghệ quét khuôn mặt theo chiều sâu cùng khả năng hoạt động trong cả điều kiện ánh sáng yếu. Cần phải nói thêm rằng không ít người trong chúng ta vẫn còn nhớ về cảm biến vân tay Touch ID như một hoài niệm xưa cũ.

Nhân bản "tai thỏ"

Nếu sử dụng iPhone X, bạn sẽ thấy mình làm quen với "tai thỏ" khá nhanh. Nó còn góp phần mang lại cho chiếc iPhone một vẻ ngoài đặc trưng nổi bật giữa đám đông, nhưng thay vì trở thành một thiết kế mang tính biểu tượng, chúng ta vẫn có cảm giác như Apple đã giới thiệu một giải pháp chưa được chỉn chu cho lắm để chứa cụm camera Face ID. Nếu bạn nghi ngờ rằng "tai thỏ" là một sự thoả hiệp, hãy nghĩ lại xem: liệu Apple có tạo ra "tai thỏ" không nếu họ có thể mang mọi tính năng của nó lên một màn hình chiếm trọn mặt trước của máy?

Dạo một vòng quanh MWC 2018 ở Barcelona, có thể nhận ra một điều hết sức rõ ràng: "tai thỏ" của Apple được rất nhiều đối thủ để ý. Nhưng trước khi đọc tiếp, bạn cần biết rằng Apple không phải là người phát minh ra "tai thỏ". Ý tưởng về chiếc "tai thỏ" đầu tiên được thực hiện trên Essential Phone, nhưng "tai thỏ" của chiếc máy này được thu nhỏ hết cỡ chỉ để chứa duy nhất cụm camera trước mà thôi. iPhone X thì khác.

Không mấy ngạc nhiên khi những hãng điện thoại giá rẻ chuyên sao chép như Leagoo, Noa, Vinci và Ulephone giới thiệu những chiếc Android có "tai thỏ". Nhưng khi Asus giới thiệu Zenfone 5, chúng ta nhận ra ngay một điều: "tai thỏ" sẽ tiếp tục xuất hiện trên nhiều điện thoại Android cao cấp hơn nữa. Và khi trên tay Asus Zenfone 5, chúng ta nhận ra điều thứ hai: "tai thỏ" trên Android chỉ là một sự sao chép không hơn không kém.

"Một vài người sẽ nói rằng chúng tôi sao chép Apple, nhưng khi người dùng đã muốn thì chúng tôi không thể lơ đi được" - Marcel Campos, lãnh đạo marketing toàn cầu của Asus cho biết - "Chúng tôi phải đi theo xu hướng".

dien thoai android sao chep tai tho loi tai iphone x
iPhone X (trái) và Zenfone 5 (phải)

Thật vậy sao? "Tai thỏ" là một trào lưu ư? Hay chính các nhà sản xuất như Asus đang biến nó thành trao lưu? Asus huênh hoang rằng "tai thỏ" của họ nhỏ hơn 26% so với iPhone X, nhưng nó lại chứa trong đó những công nghệ hoàn toàn khác biệt (và kém hơn nhiều), chúng ta chẳng thể hiểu được sao họ có thể tự hào như thế? Sự thật là nhiều người khi thấy bạn lấy chiếc Asus Zenfone 5 từ túi quần ra đều sẽ nghĩ đó là một chiếc iPhone X, và đó lại chính là ý đồ của Asus!

Chiếc Zenfone 5 có cảm biến vân tay ở mặt sau, và viền dưới màn hình thì vẫn dày như thường, do đó chẳng có lý do chính đáng nào mà nó lại phải có "tai thỏ" cả. Hơn nữa, "tai thỏ" chưa bao giờ được xem là một điểm nhấn đẹp trong thiết kế, vậy tại sao lại đi sao chép nó? Màn hình uốn cong trên các smartphone như Nokia 8, dù cũng mang tiếng sao chép Samsung, nhưng lại giúp máy trông sang hẳn và vẫn giúp máy giữ nguyên danh tính. Còn trong trường hợp "tai thỏ", nó lại khiến Zenfone 5 chẳng khác gì một kẻ bắt chước.

dien thoai android sao chep tai tho loi tai iphone x

Đáng buồn hơn nữa, cuộc xâm lăng của "tai thỏ" chưa dừng ở đó. Chúng ta lại thấy những hình ảnh rò rỉ của flagship P20 của Huawei: nếu chúng là chính xác, "tai thỏ" của Huawei P20 sẽ nhỏ hơn và khác biệt so với iPhone X; nhưng xét việc máy có viền dưới khá dày, và lại có một cảm biến vân tay, lý do gì khiến nó cần "tai thỏ"?

Cơn cuồng "tai thỏ" vẫn tiếp diễn. LG G7 xuất hiện tại MWC 2018, và dù đây có thể không phải là thiết kế cuối cùng của máy, nhưng ai nấy đều lắc đầu ngao ngán khi máy cũng có "tai thỏ" (tất nhiên là nhỏ hơn iPhone X). Chúng ta đều biết những chiếc smartphone dòng G gần đây của LG không nhận được sự chào đón nồng nhiệt lắm, nhưng việc G7 đi quá xa khỏi hướng thiết kế sáng tạo mà LG đã theo đuổi thật không thể chấp nhận được. LG G6 đã mở màn trào lưu màn hình 18:9, và dù V30 có một vài vấn đề, chắc chắn không phải xuất phát từ việc nó không có viền màn hình siêu mỏng.

dien thoai android sao chep tai tho loi tai iphone x

Chúng ta có thể chung sống với "tai thỏ", miễn là nó phải có ý nghĩa gì đó. Tuy nhiên, nó lại là một thiết kế khó hiểu mà một số người chỉ đơn giản là không thể thích được. Một chiếc "tai thỏ" được thiết kế không vì mục đích cụ thể nào lại là chuyện khác. Không thiếu cách để giải quyết vấn đề viền mỏng: Samsung đã thu hẹp viền máy xuống đến mức nhỏ nhất có thể, và chiếc S9 của họ trông vẫn tuyệt vời. Hay Xiaomi chuyển camera selfie xuống viền dưới máy trên Mi Mix. Rồi Vivo Apex thì sử dụng một camera ẩn chỉ trồi lên khi chụp. Những giải pháp này không hẳn là lý tưởng, "tai thỏ" cũng vậy, nhưng ít ra Xiaomi và Vivo đã thực sự bỏ công sức ra để tìm kiếm một điều khác biệt.

Nếu nhà sản xuất nào đó có thể tìm ra cách để đặt camera ngay dưới màn hình thì chắc chắn "tai thỏ" sẽ mất đi. Trong thời gian chờ đợi, hẳn sẽ rất thú vị nếu ai đó nghĩ ra những ý tưởng sáng tạo và độc đáo hơn. Chúng ta không hề muốn hàng tá smartphone trông na ná iPhone X với chiếc "tai thỏ" - vốn là một điểm trừ xấu xí mà mọi người đều đồng tình. Sao chép những ý tưởng hay là điều chấp nhận được, nhưng chắc chắn "tai thỏ" không nằm trong danh sách "hay" này.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.