Điều lạ gì ở dự án cao tốc 'chết đi, sống lại'?

Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (tỉnh Tiền Giang) khá lạ vì 10 năm có đến hai lần thay đổi chủ đầu tư, ba lần thay đổi vốn nhưng vẫn còn quá nhiều vướng mắc.
Điều lạ gì ở dự án cao tốc chết đi, sống lại? - Ảnh 1.

Thi công tại một gói thầu thuộc dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, đoạn qua huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang - (Ảnh: M.TRƯỜNG)

Ngày 29/11/2009, tại lễ khởi công dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Công ty cổ phần phát triển đường cao tốc BIDV (BECD) - nhà đầu tư dự án, đại diện cho 8 nhà đầu tư góp vốn - cho biết tổng vốn đầu tư khoảng 19.000 tỉ đồng, thời gian hoàn thành dự kiến quý 2/2013.

Tại buổi lễ này, ông Phan Hồng Quang - tổng giám đốc BECD - khẳng định 8 cổ đông sáng lập là những tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn, có năng lực và kinh nghiệm, có khả năng thu xếp tài chính cho dự án. Tháng 4/2010, UBND tỉnh Tiền Giang đề nghị cần làm thêm các đường từ khu công nghiệp của Tiền Giang kết nối vào cao tốc này.

BECD cho biết từ đề nghị trên, buộc phải làm lại thủ tục điều chỉnh mất cả năm, vốn tăng thêm ít nhất 1.000 tỉ đồng. Tăng tổng mức đầu tư sẽ phải điều chỉnh hợp đồng BOT, điều chỉnh thời gian thu phí... Năm 2010-2011, BECD kiến nghị nhiều lần có chính sách hỗ trợ dự án vì lãi suất vay ngân hàng tăng tới khoảng 10-14%/năm. Tháng 11/2011, BECD xin dừng dự án.

Tháng 11/2014, Bộ GTVT xem xét rút bớt quy mô, giảm chiều dài tuyến cao tốc còn 51,1km, bề rộng mặt đường tuyến cao tốc chính từ 25,5-26,5m xuống còn 13,7m và thu hẹp bề rộng các cầu còn 13,75 m, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 còn 14.678 tỉ đồng.

Giữa năm 2017, Bộ GTVT lại ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án, đưa bề rộng tuyến nền đường lên 17m (tăng thêm 3,3m), các cầu có bề rộng 17,5m (tăng thêm gần 4m) và tổng mức đầu tư còn 9.668,5 tỉ đồng.

Trao đổi về việc Bộ GTVT đột ngột giảm hơn 5.009 tỉ đồng, một cán bộ ở Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long (nguyên là đơn vị thay mặt Bộ GTVT quản lý dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận) cho rằng đây là điều không thể chấp nhận. 

Điều kỳ lạ là số tiền đầu tư giảm đến 5.009 tỉ đồng nhưng quy mô xây dựng đường cao tốc lại tăng lên gấp đôi. Vị cán bộ này đặt vấn đề: Phải chăng trong quyết định đầu tư dự án năm 2014 có "vấn đề" đơn vị thiết kế lập dự án đẩy vốn đầu tư tăng cao để ai đó được hưởng lợi?...

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.