Đình chỉ 1 năm học nam sinh bóp cổ cô giáo: Các nước trên thế giới có đuổi học sinh hư?

Liệu buộc thôi học có phải là phương pháp tốt, có thể giúp những trò hư, cá biệt ấy trở nên ngoan hơn, tốt hơn? Hiện vấn đề này đang gây nhiều tranh cãi. Ở các nước trên thế giới cũng áp dụng hình thức đình chỉ học với học sinh, nhưng không được khuyến khích.
dinh chi 1 nam hoc nam sinh bop co co giao cac nuoc tren the gioi co duoi hoc sinh hu

Việc đình chỉ, hay đuổi học học sinh hư không được khuyến khích tại nhiều trường học trên thế giới.

Liệu buộc thôi học có phải là phương pháp tốt, có thể giúp những trò hư, cá biệt ấy trở nên ngoan hơn, tốt hơn? Hiện vấn đề này đang gây nhiều tranh cãi. Ở các nước trên thế giới cũng áp dụng hình thức đình chỉ học với học sinh, nhưng không được khuyến khích.

Hội đồng kỷ luật Trường THCS Tân Thạch (xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã họp và thống nhất hình thức kỷ luật đình chỉ 1 năm học đối với nam sinh N.V.M.T vì có hành vi hạ nhục và bóp cổ giáo viên dạy tiếng Anh ngay tại lớp học.

Vậy ở những nước khác, giáo viên, nhà trường phạt học sinh hư như thế nào?

Không khuyến khích đuổi học

Tại những nước có nền giáo dục phát triển như Anh, Mỹ đều áp dụng hình phạt đuổi học nếu học sinh vi phạm những lỗi nghiêm trọng như: Mang vũ khí đến trường, tội phạm tình dục, buôn bán ma túy…

Ở Anh, đuổi học có thời hạn trên 6 ngày thì nhà trường phải có trách nhiệm tư vấn, cung cấp cho phụ huynh, học sinh các hình thức giáo dục thay thế để học sinh vẫn tiếp tục được duy trì việc học, chỉ có điều là không ở trong lớp học thông thường.

Ở Mỹ, năm 1975, Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết các trường không thể đình chỉ một học sinh mà không thông qua một buổi điều trần.

Đến năm 1994, khi Quốc hội cũng thông qua Đạo luật cấm mang súng vào trường học, ngành giáo dục của Mỹ đã áp dụng chính sách 'Không Khoan Dung' (Zero Tolerance) bằng cách cương quyết đuổi học tất cả học sinh có mang các loại ma tuý, thuốc lá, đặc biệt là vũ khí nguy hiểm vào trường học....

Theo 1 bài viết trên New York Times, rất nhiều quyết định đuổi học cứng nhắc và oan ức cho học sinh đã đưa ra, nên cách này bị chỉ trích gắt gao. Hiện nay, đuổi học đã không còn được khuyến khích ở Mỹ. Nó được coi là không nhân văn. Vì 'loại bỏ' học sinh hư ra khỏi môi trường học đường (được xem là lành mạnh nhất) thì học sinh sẽ có nguy cơ phát triển nhân cách theo chiều hướng tệ hơn.

Không lạm dụng hình phạt

Theo khuyến nghị của Hiệp hội Chuyên gia tâm lý trường học quốc gia Mỹ (NASP), giáo viên không nên lạm dụng hình phạt mà phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn những hành vi sai phạm của học sinh và dạy các em tính kỷ luật.

Khi phạt học sinh, giáo viên phải đảm bảo hình phạt hoàn toàn công bằng, hợp lý, mang tính chất giáo dục và hướng thiện.

Hình phạt phổ biến nhất khi học sinh vi phạm nội quy ở các trường học tại Mỹ, Anh, Canada… là cấm túc.

Nhà trường buộc học sinh phải có mặt tại khu cấm túc trong giờ nghỉ hoặc sau khi tan học, hoặc thậm chí là ngày nghỉ cuối tuần.

Trước khi thực hiện cấm túc, nhà trường phải thông báo cho phụ huynh ít nhất 24 giờ, để gia đình chuẩn bị xe đưa con đi hoặc có sự chăm sóc cần thiết.

Ngoài ra, một số trường học ở Anh, Mỹ còn áp dụng hình thức "lao động công ích" như lau chùi lớp, dọn thùng rác, cạo các vết kẹo caosu dưới sàn, trồng cỏ trong sân trường, dọn bàn ăn cho lớp trong bữa trưa...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.