Đìu hiu làng 'biệt thự' giữa đại ngàn

Những khu tái định cư dự án thủy điện Đăkđrinh (tỉnh Quảng Ngãi) từng được ví von như làng "biệt thự" giữa đại ngàn. Tuy vậy, những căn nhà tái định cư bề thế không thể giúp người dân an cư vì nỗi lo sạt lở. Làng "biệt thự" cũng đìu hiu từ đó...

Làng "biệt thự" đẹp hoang vắng giữa đại ngàn.

Nhìn từ đỉnh đồi, khu tái định cư Nước Vương (xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây) nổi bật giữa núi rừng. Những căn nhà bề thế san sát nhau là minh chứng cho cuộc sống no đủ của người dân vùng cao. Nhưng, đó là câu chuyện của nhiều năm về trước, khi người dân mới chuyển từ vùng lòng hồ thủy điện về khu tái định cư. Đó cũng là lúc người dân còn rủng rỉnh tiền đền bù. Bây giờ, khu tái định cư Nước Vương rơi vào cảnh đìu hiu. Nhiều căn nhà khép hờ cửa, cỏ dại mọc đầy sân.

Đìu hiu làng 'biệt thự' giữa đại ngàn - Ảnh 2.

Khu tái định cư Nước Vương được xây dựng ở khu vực sạt lở.

Xã Sơn Liên có 25 hộ dân thuộc diện tái định cư sau khi nhường đất cho công trình thủy điện Đăkđrinh. Những khu tái định cư với nhà cửa khang trang được dựng lên phục vụ người dân. Chỉ có điều, nhà được xây dựng trên vùng đất thường xuyên sạt lở. Năm này qua năm khác, sạt trượt đất dần "nuốt" những mảnh vườn, đe dọa nhà cửa.

"Mùa nắng thì không lo nhưng mùa mưa sợ lắm. Nước từ trên núi chảy xuống rất mạnh gây sạt lở đất. Nhà vệ sinh của gia đình mình bị kéo xuống vực rồi. Chính quyền phải cho đất, hỗ trợ tiền để xây nhà sàn”, chị Đinh Thị Hệ, khu tái định cư Nước Vương cho biết.

Đìu hiu làng 'biệt thự' giữa đại ngàn - Ảnh 3.

Sạt lở "nuốt" vườn, đường giao thông tại các khu tái định cư.

Đìu hiu làng 'biệt thự' giữa đại ngàn - Ảnh 4.

Theo ông Phan Huỳnh Sơn - Chủ tịch UBND xã Sơn Liên, bắt đầu từ năm 2017, tình trạng sạt lở tại khu tái định cư Nước Vương diễn biến phức tạp. Số nhà bị sạt lở đe dọa tăng lên theo từng năm. Chính quyền địa phương phải tìm nguồn kinh phí tiếp tục hỗ trợ tái định cư cho những hộ... tái định cư.

Theo thống kê, hiện có 6/25 hộ tái định cư phải tiếp tục tái định cư lại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ngôi nhà nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao sẽ phải tiếp tục di dời.

"Nhờ kinh phí của Mặt trận mà chính quyền đã chuyển 6 hộ đến nơi ở mới. Các điểm sạt lở diễn biến rất phức tạp vào mùa mưa. Do đó, mùa mưa bão chúng tôi phải vận động một số hộ dân di dời đến nơi ở tạm an toàn", Chủ tịch UBND xã Sơn Liên Phan Huỳnh Sơn thông tin.

Đìu hiu làng 'biệt thự' giữa đại ngàn - Ảnh 5.

Nhiều năm qua, tình trạng sạt lở, thiếu đất sản xuất khiến nhiều hộ dân rời bỏ những căn nhà tái định cư khang trang.

Đìu hiu làng 'biệt thự' giữa đại ngàn - Ảnh 6.

Tại xã Sơn Long, tình trạng sạt lở tại các phân khu tái định cư thủy điện Đăkđrinh cũng làm chính quyền địa phương đau đầu. Hiện đã có 3/27 hộ dân tại khu tái định cư Anh Nhoi phải di dời chỗ ở. Nhiều ngôi nhà khác có nguy cơ bị sạt lở đe dọa khi mùa mưa bão đang đến gần.

Sạt lở khiến nhiều "biệt thự" bị bỏ hoang, nhưng đó chỉ là một phần câu chuyện. Những khu tái định cư ngày càng đìu hiu hơn do người dân quay về vùng lòng hồ tìm đất sản xuất. Phần lớn bỏ nhà đi vài tháng để trồng lúa, hết vụ mùa lại quay về nhà tái định cư. Một số ít về vùng lòng hồ dựng nhà sàn tạm bợ sinh sống. Với họ, những căn nhà nằm ở vùng sạt lở, xa đất canh tác... không thể giúp họ an cư, lạc nghiệp.

"Sạt lở đe dọa nhà nên người dân họ đi nơi khác ở, nhiều người phải di dời đến nơi ở tạm nếu có mưa lũ lớn. Một số hộ dân quay về vùng lòng hồ vì ở đó họ còn đất sản xuất. Chính quyền đã vận động nhưng người dân họ vẫn quyết đi", ông Đỗ Thanh Vượt - Chủ tịch UBND xã Sơn Long thông tin.

Đìu hiu làng 'biệt thự' giữa đại ngàn - Ảnh 7.

Quyền Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây Đinh Quang Ven cho biết, huyện Sơn Tây có 3 khu tái định cư dự án thủy điện Đăkđrinh với 90 hộ dân. Nhiều năm qua, tình trạng sạt lở đe dọa nhà dân ở các khu tái định cư luôn là nỗi lo của chính quyền địa phương. Tình trạng nhà ở tái định cư bị sạt lở đe dọa là một bất cập khi đầu tư xây dựng các khu tái định cư.

"Về cơ bản, khi xây dựng các khu tái định chưa đánh giá hết được tác động của thời tiết nên bị sạt lở trong mùa mưa bão. Đồng thời, Sơn Tây là huyện miền núi, các khu tái định cư đều phải san ủi núi để xây dựng, nên việc bị sạt lở là khó tránh khỏi. Do đó, những khu tái định cư sau này chúng tôi đều phải xây dựng kè, yêu cầu các cơ quan chức năng tính toán kỹ nguy cơ sạt lở để tránh tình trạng phải tái định cư nhiều lần, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân cũng như khó khăn cho chính quyền địa phương", ông Ven nói.

Với những bất cập khi xây dựng trên vùng sạt lở, xa đất sản xuất.. sẽ có thêm nhiều căn nhà kiên cố tại các khu tái định cư bị bỏ hoang. Và chính quyền lại một lần nữa tốn kinh phí hỗ trợ tái định cư cho người dân ở khu... tái định cư. Trong khi những căn "biệt thự" ngày một hoang tàn hơn.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.