Đồ chơi Trung Quốc giá rẻ ồ ạt vào Việt Nam

Đội Quản lý thị trường số 2 – Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên vừa phối hợp Công an Phú Yên kiểm tra gian hàng đồ gia dụng Anh Thư tại Hội chợ Công nghiệp – Thương mại Phú Yên, phát hiện 778 vỉ sản phẩm đồ chơi trẻ em các loại do Trung Quốc sản xuất không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa, đồng thời không có tem CR, nên đã tạm giữ để xử lí.

Không chỉ các vỉ đồ chơi hình con thú, lego nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam mà thời gian gần đây các loại thú nhún, vịt cao su giá "siêu rẻ" cũng liên tục tràn vào qua các đường tiểu ngạch.

Đồ chơi Trung Quốc giá rẻ ồ ạt vào Việt Nam - Ảnh 1.

Vịt chong chóng từ Trung Quốc là món đồ chơi bán rất chạy.

Chia sẻ với VnExpress, lãnh đạo một doanh nghiệp đồ chơi ở TP HCM cho biết thị trường đồ chơi trẻ em Việt Nam chỉ 30% có thương hiệu, trong khi đó đồ chơi Trung Quốc không ngừng gia tăng về số lượng. Chỉ vài tháng đầu năm, thú nhún đồ chơi Trung Quốc được bán tràn lan khắp các con phố, chợ, mạng xã hội và xe đẩy đến tận ngõ ngách để rao bán. Trong khi đó, đây là các mặt hàng không đảm bảo về độ an toàn, nguồn gốc xuất xứ.

"Trong khi đồ chơi trong nước bán với giá đến hàng trăm nghìn đồng một món thì đồ chơi Trung Quốc giá chỉ vài nghìn đến vài chục nghìn, nên hiện nay đồ chơi Việt khó cạnh tranh", vị này nói.

Bên cạnh đó, tác động từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc lên thị trường đồ chơi Việt Nam đang khá rõ nét.

Anh Hoàng, chuyên nhập đồ chơi Trung Quốc cho biết năm nay hàng về Việt Nam rẻ hơn 30% so với năm ngoái. Nguyên nhân là do chiến tranh thương mại Mỹ -Trung khiến hãng xuất khẩu của nước này đi các quốc gia khác trong đó có Mỹ giảm, góp phần đẩy hàng ồ ạt về Việt Nam. 5 tháng đầu năm cơ sở của anh nhập về hàng chục tấn đồ chơi, tăng gấp đôi so với cùng kì năm ngoái.

"Năm nay các món đồ chơi theo xu hướng bán khá chạy. Hàng Trung Quốc nhập vào giá lại rẻ nên bán ra khá dễ. Nếu một chiếc máy bay đồ chơi Trung Quốc chỉ khoảng 100.000 -150.000 đồng thì hàng Việt hoặc Nhật đắt gấp 5 lần. Do đó, cứ 10 món đồ chơi thì hàng Việt và Mỹ chỉ bán được khoảng 30-40%, 60% còn lại chủ yếu là hàng Trung Quốc thuộc nhóm tiêu thụ mạnh nhất", anh Hoàng chia sẻ.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm, nhập khẩu đồ chơi từ Trung Quốc vào Việt Nam là 35,8 triệu USD, tăng mạnh so với cùng kì năm trước. Tổng cục cũng cho biết, lượng đồ chơi Trung Quốc vào Việt Nam đang tăng đều qua các năm khi 2017 giá trị nhập ở mức 56,7 triệu USD và tăng lên 68,7 triệu USD vào 2018. Dự kiến, hết năm 2019 lượng nhập khẩu sẽ còn tăng cao.

Báo cáo cuối tháng 5 của TOXICs-Free, một tổ chức phi chính phủ, rất nhiều vịt cao su cũng như các đồ chơi được bán trực tuyến ở Trung Quốc chứa nhiều PAE (phthalic acid esters) - một hóa chất gây hại cho hệ sinh sản. Khi kiểm tra 100 cửa hàng bán đồ chơi trên ba trang thương mại điện tử lớn của Trung Quốc là Taobao, Pinduoduo và JD.com, tổ chức phi chính phủ này phát hiện một nửa không có giấy chứng nhận an toàn bắt buộc của chính phủ. Một số có giấy chứng nhận thì lại không hợp lệ.


chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.