Tại làng đồ chơi Trung thu truyền thống Ông Hảo (xã Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên) không khí làm đồ Trung thu truyền thống đang bao trùm cả làng, từ trẻ nhỏ tới người già ai cũng tất bật tạo ra mặt nạ, trống… để phục vụ thị trường.
Không chỉ có người lớn hăng say làm việc mà các em nhỏ cũng nô nức làm đồ chơi Trung thu (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Theo bà Nguyễn Thị Ngành (Chuyên làm trống Trung thu tại làng Ông Hảo) chia sẻ: “Loại gỗ để làm trống trước kia hay dùng là gỗ mít, nhưng nay sử dụng chủ yếu là gỗ trám, bồ đề hoặc mỡ.
Giá bán cho các đại lý và tiểu thương là 30.000 đồng/chiếc đến vài trăm nghìn đồng/chiếc tuỳ vào kích cỡ trống, giá có cao hơn so với mọi năm một chút.
Mặc dù chưa đến ngày Trung thu nhưng số lượng trống bán ra đã tăng mạnh, đa số là các tiểu thương ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thu mua với giá trung bình từ 30 - 300 nghìn đồng mỗi chiếc, tính đến thời điểm hiện tại tôi đã ngừng nhận đơn hàng khách đặt vì làm không kịp”.
Đôi bàn tay nhiều năm làm trống Trung thu đã chai sạn (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Hàng trăm năm qua, những người dân thôn Ông Hảo vẫn miệt mài đóng những chiếc trống, làm đầu sư tử, đầu lân, mặt nạ…, với thu nhập chủ yếu từ “lấy công làm lãi”.
Gia đình bà Vũ Thị Hạnh đã có truyền thống làm đồ chơi Trung thu như trống, đầu lân, mặt nạ các con vật, mặt nạ chú tễu… hơn 30 năm qua, cứ mỗi khi tới dịp Trung thu là sân nhà bà lại tràn ngập các loại mặt nạ đầy sắc màu, mỗi ngày gia đình giao hàng cho các tiểu thương vài chục nghìn chiếc mặt nạ và trống các loại.
Gia đình bà Hạnh tự tay làm hết tất cả các công đoạn để hoàn thành một chiếc trống đưa ra thị trường (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Chia sẻ với chúng tôi bà cho biết: "Đây là nghề truyền thống của gia đình tôi từ xưa tới nay, tính đến thời điểm hiện tại đã được 30 năm, làm nghề này lãi cũng chỉ bằng “tiền đi ăn cỗ” nhưng vì muốn lưu giữ truyền thống nghề của gia đình nên tôi vẫn làm và dạy cho con cháu".
Mỗi chiếc trống có giá dao động từ 30.000 đồng đến vài trăm nghìn đồng tuỳ loại (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Bà Hạnh cho biết thêm mỗi chiếc mặt nạ loại nhỏ có giá 20.000 đồng/chiếc, loại lớn và chú tễu có giá 30.000 đồng đến 40.000 đồng/chiếc, ngoài ra khi khách muốn tới tham quan và trải nghiệm thì bà sẽ bán 15.000 đồng/chiếc mặt nạ chưa sơn.
Những chiếc mặt nạ truyền thống chưa sơn màu được phơi kín sân (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Riêng tiền mua vật liệu, dụng cụ để làm trống bà đã phải bỏ ra số tiền không nhỏ khoảng trên 600.000.000 đồng.
Theo tìm hiểu, tính đến thời điểm hiện tại các xưởng sản xuất đồ chơi Trung Thu tại làng Ông Hảo đã ngừng nhận các đơn hàng từ các tiểu thương để tập trung hoàn thành các sản phẩm đồ chơi để kịp tiến độ giao hàng cho khách.
Tại nhà bà Hạnh có đầy đủ các loại mặt nạ truyền thống tuy nhiên đã ngừng nhận đơn đặt hàng từ các tiểu thương (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Hiện nay, đồ chơi Trung Quốc đang được bán tràn lan tại các chợ đầu mối, các con phố chuyên bán đồ chơi Trung thu nhưng trong vài năm trở lại đây đồ chơi Việt Nam đã dần chiếm được ưu thế bởi sự tiện lợi, không độc hại và giá thành hợp lý, đánh bật được hàng đồ chơi Trung Quốc đang được bày bán hiện nay.
Nghề làm đầu lân phục vụ Tết Trung thu
Những chiếc đầu lân, đầu rồng đang được các nghệ nhân ở Huế (Thừa Thiên Huế) tất bật hoàn thành cho kịp Tết Trung thu. |
Độc lạ - bánh Trung thu tỏi đen giá cao gấp 5 lần, ăn một tốt mười
Còn hơn chục ngày nữa mới đến rằm tháng Tám, thế nhưng thị trường bánh Trung thu đã sôi động từ nhiều ngày trước, ngoài ... |
Sinh viên kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ làm bánh Trung thu handmade
Tuy còn gần một tháng nữa mới tới Trung thu, thế nhưng hiện tại nhiều bạn sinh viên chuyên nhận làm bánh Trung thu handmade ... |
Cổ học 05:00 | 24/09/2018
Thời sự 04:19 | 24/09/2018
Thời sự 03:17 | 24/09/2018
Kinh doanh 23:00 | 23/09/2018
Kinh doanh 23:00 | 21/09/2018
Lối sống 00:56 | 21/09/2018
Kinh doanh 05:52 | 19/09/2018
Kinh doanh 23:00 | 17/09/2018