Những chiếc "siêu đèn kéo quân" sắp được hoàn thành và chuẩn bị được tung ra thị trường (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Tại Thanh Oai, Hà Nội, gia đình nghệ nhân Võ Văn Sinh có truyền thống làm đồ chơi Trung thu đang có một năm đang tất bật chuẩn bị những chiếc đèn kéo quân cho mùa Trung thu 2018, theo ông Sinh thì đây là chiếc "siêu đèn kéo quân 2 trong 1”mà ông đã phải vay lãi số tiền hơn 300 triệu đồng để làm.
Ông Vũ Văn Sinh (thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội), ông bắt đầu làm đèn lồng từ năm 8 tuổi và duy trì nghề cho đến nay (Ảnh: Hương Nguyễn |
Tuy ở làng ông không có truyền thống làm đèn kéo quân nhưng gia đình ông vẫn giữ lửa nghề làm lồng đèn, đèn Trung thu trong nhiều năm qua.
"Siêu đèn kéo quân 2 trong 1" được hoàn thành và dự kiến sẽ bán với giá 130.000 đồng/chiếc (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Theo quan sát, ông tự tay vót những thanh tre, cắt những tấm bìa và đấu những dây điện để tại ra những chiếc “siêu đèn kéo quân 2 trong 1” mà ông đã ấp ủ ý tưởng trong ba năm để phục vụ mọi người.
Cụ thể, chiếc đèn kéo quân kiểu mới năm nay sẽ sớm được ông Sinh cho ra mắt thị trường trong thời gian sớm nhất với giá 130 nghìn đồng/chiếc, vừa có thể dùng làm đèn ngủ, vừa làm đồ chơi cho trẻ nhỏ mùa trung thu sắp tới, với giá tiền đó rẻ hơn rất nhiều so với chiếc đèn kéo quân truyền thống.
(Ảnh: Hương Nguyễn) |
Tất cả các thành viên trong gia đình ông Sinh đều tất bật chuẩn bị siêu đèn kéo quân (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Nghệ nhân Võ Văn Sinh tâm sự: “Tôi vẫn giữ cái nghề làm đèn kéo quân cho đến tận bây giờ không phải vì tiền bạc mà vì muốn các thế hệ sau này có thể nhìn thấy chiếc đèn kéo quân của ông cha ta và cũng muốn giữ lại cái nghề, cái phong tục làm đèn của gia đình khi mỗi mùa Trung thu đến”.
Người nghệ nhân khẳng định, làng này không phải là làng nghề truyền thống, chỉ mỗi nhà ông từ bao đời nay gìn giữ nghiệp do cha ông để lại.
Theo quan sát, “siêu đèn kéo quân 2 trong 1” của ông sinh vẫn mang dáng dấp của một chiếc đèn kéo quân truyền thống nhưng chất liệu, hình ảnh và màu sắc đẹp hơn, bắt mắt, cứng cáp hơn so với chiếc đèn truyền thống mà giá lại rẻ hơn rất nhiều.
Ông Sinh cẩn thận tự tay làm từng chi tiếng nhỏ (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Cháu trai của ông Sinh cho biết: “Đây là năm đầu tiên gia đình tôi làm đèn kéo quân kiểu mới này, tất cả đều làm thủ công, thời gian hoàn thành một chiếc đèn nhanh hơn rất nhiều so với đèn kéo quân truyền thống. Trước đây để hoàn thành một chiếc đèn kéo quân thì phải mất gần một ngày và giá khá cao khoảng 300 nghìn đồng/chiếc, nhưng hiện tại với sản phẩm này tôi chỉ mất khoảng 20 phút là đã có thể hoàn thành”.
Được biết, để có kinh phí làm ra những chiếc đèn kéo quân 2 trong 1 này, ông Sinh đã vay số tiền hơn 300 triệu đồng để mua vật liệu, trong khi đó ông vẫn chưa biết sản phẩm ông sản xuất ra có được thị trường đón nhận hay không. Tuy nhiên nếu được đón nhận rất có thể sẽ mở ra một hướng đi mới cho loại đồ chơi truyền thống này.
Chiếc đèn kéo quân truyền thống (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Bà Nguyễn Thị Hạnh, vợ ông Sinh cũng chia sẻ: “Mặc dù hai năm trở lại đây đồ chơi truyền thống Việt Nam đã bắt đầu được yêu thích trở lại, tuy nhiên những sản phẩm như đèn kéo quân truyền thống vẫn bán rất chậm, tiền lãi không bù được chi phí vốn ban đầu bỏ ra”.
Từng chi tiết của chiêc siêu đèn kéo quân cực kì bắt mắt và cứng cáp hơn rất nhiều so với loại đèn truyền thống (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Mặc dù chưa biết sản phẩm mới này có được mọi người đón nhận hay không nhưng gia đình ông Sinh vẫn rất hào hứng và tâm huyết với sản phẩm này, các công đoạn làm ra một chiếc "siêu đèn kéo quân 2 trong 1” đã được ông phân công chu đáo cho từng thành viên trong gia đình.
Để làm một chiếc đèn kéo quân truyền thống, cần chuẩn bị các vật dụng như: Keo dán, Dao cắt giấy, kéo, thước, compa, giấy A4, giấy bìa cứng dày...
Bước 1: Dùng tờ bìa cứng cắt hình bát giác như trên, mỗi cạnh 9.5cm (kích thước có thể điều chỉnh tùy vào ý muốn người làm) để làm nóc lồng đèn.
Bước 2: Bạn dùng thêm một tờ bìa cứng còn lại làm nến giá để nến, cạnh 9.5cm tương tự. Dùng compa chấm một tâm ở giữa, cách đều mỗi hình tam giác phải bỏ đi là 1.5cm.
Bước 3: Bạn dùng tờ bìa màu A4 cắt chiều rộng thành 9.5 cm. Như vậy, mỗi tờ A4 là được 2 vách. Bạn cứ cắt cho đến khi có được 8 vách, có thể lựa chọn màu sắc tùy ý. Sau đó, bạn khoét phần giữa vách vừa cách ra.
Bước 4: Lấy tờ bìa trắng, bạn đo đạc kích thước sao cho vừa khít với cửa sổ mà bạn đã khoét trước đó, xong lấy hồ dán lại thành vách có ô cửa sổ trắng. Làm tượng tự cho hết cả 8 miếng.
Bước 5: Bạn lấy keo dán, dán phần gập 1cm bạn vừa gập vào nắp của lồng đèn, mỗi vách bạn dán vào một cạnh của nắp.
Bước 6: Lấy đầu còn lại của vách, bạn dán vào phần bìa cứng để giá nến. Lúc này, bạn sẽ có được phần nào hình thù của lồng đèn kéo quân rồi đấy.
Bước 7: Bạn cắt các thanh để cố định các vách với nhau bên trong lồng đèn, có chiều rộng khoảng 2-3 cm, chiều dài thì bạn cứ đo cho vừa với chiều dài của lồng đèn.
Bước 8: Lấy một tờ giấy trắng, đo bằng compa và cách thành một hình tròn nhỏ hơn kích thước của lồng đèn. Dùng bút chì chia hình tròn thành những miếng bánh tam giác nhỏ, đều nhau khoảng 8-16 hình tam giác, sau đó lấy dao cắt giấy rọc theo các đường kẻ của bút chì. Bạn nhớ chừa ra một khoảng cách tâm 1cm bạn nhé. Xong, bạn gập đầu mỗi cánh quạt và khoảng 0.5cm.
Bước 9: Dùng tiếp một miếng bìa cứng, cắt hình tròn có đường kính nhỏ bằng đường kính hình tròn của cánh quạt đã gập đầu vào 0.5cm. Sau đó bạn khoét đi 4 hình tam giác, sao cho đặt vừa vào cánh quạt và dán cố định tâm cánh quạt với tâm hình tròn bạn vừa cắt.
Bước 10: Tiếp tục bạn dán một phần nhỏ đoạn bạn gập 0.5 cm vào thanh của hình tròn như hình. Cứ như vậy, dán đủ hết những cách quạt mà bạn có. Sau đó đục một lỗ ở ngay tâm cánh quạt. Dùng một thanh trục có bánh răng để cố định quạt lại, khi quay quạt sẽ không bị lắc.
Bước 11: Lấy một thanh sắt quấn thành như hình, đục 2 lỗ ở 2 bên mép của nắp lồng đèn và gắn thanh sắt vào. Thanh sắt này có tác dụng dùng để giữ cho trục quay.
Tuy những chiếc đèn đơn giản dành cho trẻ con vui chơi trong ngày tết trung thu nhưng lại mang nhiều ý nghĩa, ước vọng của con người.
Cây đèn kéo quân có mục đích ban đầu là để trẻ em nhớ về lịch sử cũng như giáo dục lòng yêu nước. nên hình ảnh trên cây đèn thường nói về việc nghĩa, về những đoàn quân lính xung trận (nguồn gốc của tên gọi "kéo quân").
Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho phong thủy theo văn hóa phương đông với 5 hành chính: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Qua đây, người dân muốn gửi gắm thông điệp về sự cân bằng, hài hòa trong các mối quan hệ của cuộc sống.
Mong mỏi được có những người mưa thuận gió hòa, thời tiết thuận lợi để đem lại những kết quả thuận lợi cho mùa màng của mình. Hơn thế nữa, hình ảnh con cóc còn hướng người ta về suy nghĩ tích cực, sự thịnh vượng và may mắn sẽ luôn tới.
Thể hiện tinh thần vượt khó vươn lên, chắc chắn bạn sẽ gặp được nhiều thành công như cá chép hóa rồng cuối chặng đường gian khổ.
Độc lạ - bánh Trung thu tỏi đen giá cao gấp 5 lần, ăn một tốt mười Còn hơn chục ngày nữa mới đến rằm tháng Tám, thế nhưng thị trường bánh Trung thu đã sôi động từ nhiều ngày trước, ngoài ... |
Đồ chơi Việt 'lên ngôi', độc đáo đèn lồng làm từ gáo dừa Năm nay mặt hàng đồ chơi Trung thu Việt đang được bày bán khắp các sạp bán hàng của các phố chuyên kinh doanh đồ chơi ... |
Sinh viên kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ làm bánh Trung thu handmade Tuy còn gần một tháng nữa mới tới Trung thu, thế nhưng hiện tại nhiều bạn sinh viên chuyên nhận làm bánh Trung thu handmade ... |
Cổ học 05:00 | 24/09/2018
Thời sự 04:19 | 24/09/2018
Thời sự 03:17 | 24/09/2018
Kinh doanh 23:00 | 23/09/2018
Kinh doanh 23:00 | 21/09/2018
Lối sống 00:56 | 21/09/2018
Kinh doanh 05:52 | 19/09/2018
Kinh doanh 23:00 | 17/09/2018