Độ co giãn của cầu theo giá cả hàng hóa liên quan (Cross Elasticity of Demand) là gì?

Độ co giãn của cầu theo giá cả hàng hóa liên quan hay còn gọi là độ co giãn chéo của cầu (tiếng Anh: Cross Elasticity of Demand) đo lường phản ứng của cầu về một loại hàng hoá trước sự thay đổi trong giá cả của một loại hàng hoá khác.
GettyImages-130895490-5bb0b6ad4cedfd00260cf15d

Hình minh họa. Nguồn: thoughtco

Độ co giãn của cầu theo giá cả hàng hóa liên quan (Cross Elasticity of Demand)

Định nghĩa

Độ co giãn của cầu theo giá cả hàng hóa liên quan trong tiếng Anh là Cross Elasticity of Demand

Độ co giãn của cầu theo giá cả hàng hóa liên quan hay còn gọi là độ co giãn chéo của cầu đo lường phản ứng của cầu về một loại hàng hoá trước sự thay đổi trong giá cả của một loại hàng hoá khác.

Đặc trưng

Nếu lượng cầu về một hàng hóa thay đổi mạnh khi giá các hàng hóa liên quan thay đổi thì ta nói hàng hóa đó có cầu co giãn. 

Nếu lượng cầu về một hàng hóa không thay đổi hoặc ít thay đổi khi giá các hàng hóa liên quan thay đổi thì ta nói hàng hóa đó có cầu không co giãn.

Công thức xác định

Độ co giãn của cầu về hàng hoá X theo giá của hàng hoá Y được đo bằng tỉ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu về hàng hoá X và phần trăm thay đổi trong mức giá của hàng hoá Y, trong điều kiện các yếu tố khác là giữ nguyên. 

Biểu diễn theo công thức ta có: 

Screenshot (66)

Trong đó 

EXY là độ co giãn của cầu về hàng hoá X theo giá của hàng hoá Y

QDX là lượng cầu của hàng hoá X

PY là mức giá của hàng hoá Y

∆ biểu thị mức thay đổi

Các phương pháp tính EXY cũng được sử dụng tương tự như trong trường hợp tính các độ co giãn khác.

Ý nghĩa

- Độ co giãn của cầu theo giá cả hàng hóa liên quan cho chúng ta biết, nếu các điều kiện khác được giữ nguyên thì khi giá cả hàng hóa liên quan thay đổi 1%, lượng cầu hàng hoá sẽ tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm.

- Việc nghiên cứu và thu thập thông tin về độ co giãn của cầu theo giá chéo cũng rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp.

Khi sự biến động giá của các mặt hàng khác cũng ảnh hưởng đến cầu của mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh, doanh nghiệp không thể thờ ơ trước diễn biến cung, cầu trên các thị trường hàng hoá có liên quan.

Ví dụ

Ta có biểu cầu về giá thịt lợn PY và lượng cầu về cá QX như sau:

PY (đồng)QX (tấn)
13.00019
15.00023

Ta có:

Screenshot (68)


Như vậy, khi giá tăng lên 1% thì lượng cầu về cá sẽ tăng lên 1,33%.

Dễ thấy thịt lợn và cá là hàng hóa bổ sung cho nhau nên độ co giãn của cầu về cá theo giá thịt lợn có kết quả là một số dương.

Từ đó có thể đưa ra kết luận như sau:

Độ co giãn chéo của cầu là số dương đối với hàng hóa bổ sung, là số âm đôi với hàng hóa thay thế.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Hà Nội)

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (26/4 - 2/5): Thống nhất làm ba cầu nối TP HCM - Đồng Nai, đề xuất xây hầm ven biển Nha Trang
Đề xuất xây hầm dài 4,3 km đường ven biển Nha Trang; Hà Nội thông qua chủ trương xây dựng cầu Ngọc Hồi; thống nhất làm ba cây cầu kết nối TP HCM - Đồng Nai; Ninh Bình sẽ làm đường 7.000 tỷ nối Kim Sơn - Tam Điệp... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.