Do Covid-19, kinh tế Nhật Bản có nguy cơ rơi vào suy thoái kép

Sự tái bùng phát của virus corona ở Tokyo và các trung tâm đô thị khác đã phủ bóng lên triển vọng phục hồi kinh tế của Nhật Bản.

Bất chấp kinh tế Nhật Bản suy giảm tồi tệ nhất lịch sử trong các tháng 4-6/2020, giới quan sát nước này vẫn lạc quan rằng sau khi nền kinh tế chạm đáy, nó sẽ chuyển sang giai đoạn phục hồi.

Tuy nhiên, sự suy yếu của nền tảng tiêu dùng tư nhân và xuất khẩu - hai động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, cùng với bối cảnh các nước phải đối mặt với làn sống dịch thứ hai, đã làm dấy lên lo ngại rằng ngay cả khi nền kinh tế Nhật Bản hồi phục nhanh chóng, quốc gia này vẫn phải đối diện với nguy cơ rơi vào suy thoái kép.

Kinh tế Nhật Bản đối diện nguy cơ rơi vào suy thoái kép vì COVID-19 - Ảnh 1.

Một người đàn ông đi dạo qua các nhà hàng ở quận Shinjuku, Tokyo hôm 17/8. (Ảnh AP).

Tuần trước, dữ liệu của chính phủ cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản trong quí II/2020 giảm 27,8% so với cùng kì năm ngoái. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất được ghi nhận sau khi hoạt động kinh tế của nước này bị hạn chế vì dịch Covid-19.

Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết tiêu dùng cá nhân giảm 8,2%, trong khi xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả chi tiêu của khách du lịch nước ngoài giảm 18,5%.

Nhiều nhà phân tích cho rằng GDP Nhật Bản có thể phục hồi mạnh mẽ - khoảng 10% hoặc hơn trong quí III/2020, chủ yếu nhờ sự hồi phục trong chi tiêu tiêu dùng.

Akane Yamaguchi, chuyên gia kinh tế tại Viện Nghiên cứu Daiwa, đã cảnh báo rằng: "Chi tiêu tiêu dùng sẽ tiếp tục chững lại vì tình trạng trì trệ sẽ tiếp tục diễn ra, đặc biệt là ở các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến dịch vụ trực diện (đòi hỏi giao tiếp mặt đối mặt), do lo ngại về sự lây lan của virus SARS-CoV-2".

Trong khi chính phủ vẫn chưa công bố dữ liệu chi tiêu tiêu dùng của tháng 7/2020, Yamaguchi dự báo rằng các số liệu sẽ tiếp tục yếu đi so với hồi tháng 6.

Các biện pháp chưa từng có tiền lệ đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế, khi chi tiêu của các hộ gia đình giảm với tốc độ kỉ lục vào tháng 4 và lập kỉ lục mới vào tháng sau đó.

Mặc dù tốc độ suy giảm đã chậm lại vào tháng 6 sau khi các khuyến nghị về giãn cách xã hội được nới lỏng và các hoạt động kinh tế được nối lại, sự bùng phát trở lại của virus corona ở Tokyo và các trung tâm đô thị khác đã phủ bóng lên triển vọng phục hồi kinh tế.

Nếu Thủ tướng Shinzo Abe một lần nữa ban bố tình trạng khẩn cấp, điều đó có thể "gây thiệt hại cho nền kinh tế một lần nữa và sau đó dẫn đến suy thoái kép", chuyên gia Yamaguchi cảnh báo.

Xuất khẩu của Nhật Bản giảm hơn 20% trong ba tháng liên tiếp kể từ tháng 4, đánh dấu mức giảm lớn nhất kể từ năm 2009, khi nền kinh tế toàn cầu bị tổn hại bởi cuộc khủng hoảng tài chính sau sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers vào năm trước đó.

Kazuma Maeda, nhà kinh tế tại Barclays Securities Japan Ltd., nhận định dữ liệu của chính phủ về hoạt động thương mại trong tháng 7 cho thấy xuất khẩu của Nhật Bản đã chạm đáy từ tháng 4 đến tháng 6. 

Tuy nhiên, ông cũng cho biết tốc độ phục hồi sẽ chậm lại, trong bối cảnh "làn sóng lây nhiễm có thể làm hạn chế nghiêm trọng hoạt động ở các nền kinh tế lớn và từ đó gây áp lực lên xuất khẩu của Nhật Bản."

Ông nói thêm: "Liệu Nhật Bản có thể tiếp tục phục hồi hay không còn phụ thuộc vào tình hình lây nhiễm trong nước. Nếu số lượng ca nhiễm Covid-19  tăng nhanh hơn, thì khả năng Nhật Bản rơi vào suy thoái kép sẽ tăng lên."

chọn
Ông lớn bất động sản Thái Bình sắp làm khu công nghiệp đầu tay ở Hà Tĩnh
Dragon Group được biết đến là hệ sinh thái đa ngành sở hữu nhiều dự án bất động sản lớn ở Thái Bình. Sắp tới, doanh nghiệp này sẽ đầu tư thêm KCN Gia Lách mở rộng 194 ha tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh.