Doanh nghiệp kinh doanh karaoke hoang mang trước việc thu phí 2.000 đồng một bài hát

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh karaoke tỏ ra hoang mang, lo lắng trước việc phải đóng thêm phí thường niên 2.000 đồng cho một bài hát trong đầu thu mà Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) đề ra.
 
doanh nghiep kinh doanh karaoke hoang mang truoc viec thu phi 2000 dong mot bai hat Thu phí 2.000 đồng/bài hát tại các cơ sở kinh doanh Karaoke là không hợp lý
doanh nghiep kinh doanh karaoke hoang mang truoc viec thu phi 2000 dong mot bai hat Karaoke gánh phí 2.000 đồng/bài: Việc thu phí có đúng luật?
doanh nghiep kinh doanh karaoke hoang mang truoc viec thu phi 2000 dong mot bai hat
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh karaoke hoang mang trước việc RIAV thu phí 2.000 đồng một bái hát. Ảnh: Văn Dũng

Trước việc Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) dự định thu phí 2.000 đồng/bài hát trong đầu thu tại các cơ sở kinh doanh karaoke, nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này tỏ ra hoang mang vì việc không những RIAV đặt thêm gánh nặng cho họ mà đây còn là cách tính thiếu cơ sở.

Anh Vũ Thanh Hoàng, chủ doanh nghiệp karaoke Star (TP HCM) cho biết, hàng năm mỗi phòng karaoke đã phải chịu mức phí 2,5 triệu đồng cho việc chi trả tiền cho quyền của tác giả, quyền của người biểu diễn. Nay phía RIAV lại đưa ra thêm mức phí tác quyền bản ghi hình sản phẩm âm nhạc.

“Những doanh nghiêp kinh doanh dịch vụ karaoke chúng tôi không thể chấp nhận mức thu phí 2.000 đồng/bài hát mà RIAV đưa ra được. Đây là một gánh nặng quá lớn vì chúng tôi đã phải trả phí cho quyền của nhà sản xuất thì còn phải trả phí cho quyền của tác giả, quyền của người biểu diễn, trong khi việc kinh doanh không mấy hiệu quả”, anh Hoàng nói.

Mặc dù, trung bình mỗi ngày cơ sở có doanh thu hàng triệu đồng, nhưng theo anh Hoàng, những chi phí bỏ ra đã chiếm phần lớn doanh thu, chưa kể chi phí trả lương cho nhân viên, tiền điện, nước…

Cùng mối lo lắng này, nhiều chủ cơ sở kinh doanh karaoke khác tại TP HCM cho rằng việc đóng phí 2.000 đồng cho một bài hát mà RIAV đưa ra đáng lẽ phải thuộc về các doanh nghiệp sản xuất đầu máy karaoke, thay vì nhắm vào khách hàng sử dụng.

Ngoài phản ứng về việc phải nộp phí, chủ các cơ sở kinh doanh karaoke còn cho rằng căn cứ để RIAV đưa ra mức phí là thiếu thực tế, không minh bạch.

doanh nghiep kinh doanh karaoke hoang mang truoc viec thu phi 2000 dong mot bai hat
Lãnh đạo Công ty Maseco khẳng định, họ không phải là hội viên của RIAV và cũng chưa hề uỷ quyền việc thu phí này cho RIAV. Ảnh: Văn Dũng

Luật sư Phan Vũ Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Sở hữu Trí tuệ TPHCM - Luật sư điều hành Phan Law Vietnam nhấn mạnh, quyền mà RIAV được ủy quyền là quyền của nhà sản xuất đối với bản ghi. Trong khi đó, với cùng một tác phẩm âm nhạc, có thể có nhiều bản ghi khác nhau, do nhiều nhà sản xuất khác nhau thực hiện, RIAV cũng cần phải làm rõ bản ghi mà họ được ủy quyền là bản ghi nào, do nhà sản xuất nào thực hiện, chứ không đơn giản chỉ là những cái tên và con số.

Về số tiền 2.000 đồng/bài/đầu máy RIAV đưa ra để thu các cơ sở kinh doanh karaoke theo luật sư Tuấn đây là vấn đề cần phải xem xét. Bởi nguyên tắc hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan là phải có biểu phí, cơ chế thu và phân phối tiền bản quyền được thống nhất ban hành và công khai cho tất cả các chủ thể có liên quan được biết. Số tiền 2.000đồng/bài/đầu máy hiện nay, theo thông tin được biết là không được dựa trên bất cứ biểu phí hay quy định pháp luật nào.

“Điều đó cũng đồng nghĩa RIAV đã tự đặt ra một mức phí thiếu cơ sở, không những không tuân theo nguyên tắc hoạt động của tổ chức đại diện tập thể, mà còn đang có dấu hiệu thay chủ sở hữu (các nhà sản xuất bản ghi) định giá tài sản sở hữu trí tuệ của họ”, Phó Chủ tịch Hội Sở hữu Trí tuệ TPHCM cho biết .

Một vấn đề khác được luật sư Tuấn đặt ra là với mức phí 2.000đ/bài/đầu máy mà RIAV đặt ra, các cơ sở kinh doanh sẽ trả cho những quyền nào và của ai. Ông Tuấn cho rằng, đây chỉ là mức phí trả cho việc sử dụng quyền của nhà sản xuất, việc này đương nhiên phù hợp với phạm vi hoạt động của RIAV thế nhưng, lại gây ra sự khó khăn, nhập nhằng.

Bởi lẽ, các cơ sở kinh doanh karaoke ngoài trả phí cho quyền của nhà sản xuất thì còn phải trả phí cho quyền của tác giả, quyền của người biểu diễn. Vậy, việc thu phí sẽ tiến hành rất nhiều lần, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các cơ sở này.

Điều này đi ngược lại với chủ trương của các cơ quan Nhà nước về việc phối hợp hoạt động giữa các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan nhằm hoạt động hiệu quả và hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các chủ thể có liên quan.

Liên quan đến vấn đề này, sáng 7/4, Công ty Cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận (Maseco), doanh nghiệp sản xuất đầu máy karaoke mang nhãn hiệu “Arirang” đã tổ chức buổi họp mặt các khách hàng đang sử dụng thiết bị đầu máy karaoke của hãng này.

Tại buổi gặp gỡ, ông Trịnh Ngọc Minh, Phó TGĐ Maseco đã khẳng định với các chủ cơ sở kinh doanh karaoke sử dụng đầu máy midi của nhãn hiệu Arirang rằng, Maseco chưa thực hiện việc thu phí sử dụng các bản ghi đối với các bài hát có trong đầu máy karaoke Arirang. Đồng thời, phía Maseco cho biết họ không phải là hội viên của RIAV và cũng chưa hề uỷ quyền việc thu phí này cho RIAV.

“Maseco chính là chủ thể trực tiếp sản xuất các bản ghi midi karaoke đang được sử dụng cho các đầu máy karaoke mang nhãn hiệu Arirang, chúng tôi là chủ sở hữu hợp pháp đối với quyền liên quan đến tác giả của những bản ghi karaoke này.

Vì vậy, ngoài Maseco, không một tổ chức hay cá nhân nào khác được quyền thu phí đối với quyền liên quan của các bản ghi thuộc quyền sở hữu của Maseco”, ông Minh khẳng định với các khách hàng.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.