Doanh nghiệp nhỏ 'gõ cửa' nào để tìm vốn rẻ?

Dù nhu cầu về vốn ngày càng tăng thế nhưng do thiếu tài sản thế chấp, tình hình tài chính không minh bạch, sợ thủ tục rườm rà,… là những rào cản khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) vốn đã khó tiếp cận ngân hàng lại càng khó hơn khi gõ cửa các nhà băng.
 
doanh nghiep nho go cua nao de tim von re
Theo các chuyên gia, những vấn đề tồn tại của chính doanh nghiệp lại là rào cản để họ tiếp cận vốn

Trong quá trình xây dựng doanh nghiệp, tài chính được ví như mạch máu, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Vì vậy việc thiếu vốn cũng khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN) khó mở rộng kinh doanh hay vuột mất cơ hội với các hợp đồng lớn để phát triển. Do đó, “gõ đúng cửa” để tìm được nguồn vốn rẻ, lãi suất thấp và ổn định là việc rất quan trọng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến cuối 2016 Việt Nam có gần 500.000 doanh nghiệp. Trong đó có đến trên 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), trong đó gần 60% doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, vốn cũng như điều kiện kỹ thuật rất lạc hậu. Do đó, hiệu quả kinh doanh chưa cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Trong khi nhu cầu về nguồn vốn tăng cao nhưng trên thực tế, khi tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng là chuyện không hề đơn giản.

Lý giải vấn đề này, các chuyên gia tại tọa đàm Doanh nghiệp nhỏ tìm vốn “rẻ” ở đâu? được tổ chức sáng 18/7 tại Tp.HCM cho rằng có nhiều nút thắt tiếp cận nguồn vốn vẫn chưa được tháo gỡ.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tp.HCM cho biết, thời gian qua các ngân hàng mở rộng cửa cho DNNVV. Thế nhưng những vấn đề tồn tại của chính doanh nghiệp lại là rào cản để họ tiếp cận vốn.

Cụ thể hơn, theo ông Minh, nhiều chủ doanh nghiệp không hiểu rõ quản lý tài chính nên thiếu các hoạch định kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn.Thêm vào đó, hiện tượng hai sổ sách kế toán, nhằm giảm mức thuế phải đóng cũng khiến cho ngân hàng ngần ngại khi cho doanh nghiệp vay vốn. Rất nhiều DNNVV hiện vẫn giữ hình thức này.

Thực tế, việc hiểu rõ thực trạng hoạt động của doanh nghiệp qua hồ sơ kê khai thuế minh bạch là rất cần thiết để doanh nghiệp và ngân hàng có thể đi đường dài cùng nhau.

Đồng tình với quan điểm này, ông Đặng Đức Huy, Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cho biết thêm, hiện nay có rất nhiều DNVVN mong muốn mở rộng sản xuất và tăng trưởng. Tuy nhiên, họ gặp khó bởi nhu cầu nguồn vốn hạn chế.

“Khi tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, một số doanh nghiệp cho rằng có những lúc cơ hội đến, những hợp đồng hay dự án lớn mà về năng lực họ có thể làm được. Tuy nhiên, quy mô công ty nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp chính là những khó khăn cản trở”, ông Huy cho biết.

Bên cạnh đó, khi gõ cửa các nhà băng, ngân hàng thường “soi” rất kĩ về năng lực cũng như độ tin cậy của doanh nghiệp để chọn mặt gửi vàng, quyết định cho vay vốn hay không. Nếu như doanh nghiệp nhỏ không có tài sản đảm bảo tốt, tuổi đời thành lập non trẻ, thiếu minh bạch trong báo cáo tình hình tài chính thì rất khó để được chấp nhận cho vay.

Cần vốn là vậy nhưng chính nhiều ông chủ của doanh nghiệp nhỏ ngần ngại vay ngân hàng, và thậm chí không tiếp cận với vốn ngân hàng vì cho rằng thủ tục phức tạp.

Về vấn đề này, bà Hà Bích Phượng, Phó Giám đốc Khách hàng Doanh nghiệp SCB cho rằng tại SCB thủ tục vay vốn đã rất đơn giản, lãi suất cho vay của SCB dành cho doanh nghiệp nhỏ rất ưu đãi, chỉ khoảng 6,5%/năm cho khách hàng trong lĩnh vực ưu tiên của chính phủ và SCB, còn lãi cho vay doanh nghiệp thông thường chỉ khoảng 8%, tài sản đảm bảo cũng đa dạng, mức cho vay 90% nhu cầu.

Còn theo chuyên gia tài chính Vũ Thị Mỹ Linh, Giám đốc Báo cáo Tài chính, thuế, logistics, Ho Tram Project Company, The Grand Ho Tram Strip để tiếp cận được vốn ngân hàng một điều khiến doanh nghiệp nhỏ cần cải thiện chính là việc kiểm soát được dòng tiền, vì đây là điều cốt lõi để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Vì vậy theo bà Linh, trong doanh nghiệp, ngoài việc chú trọng xây dựng thương hiệu, tiếp thị, bán hàng,… thì một vấn đề không thể lơ là chính là quản lý đường đi của tiền, xem xét kĩ vấn đề tài chính trước khi thực hiện một phương án kinh doanh.

Về phía các ngân hàng, ông Nguyễn Hoàng Minh cũng cho rằng cần tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới mô hình giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi nhất, tiện ích nhất cho doanh nghiệp trong giao dịch với ngân hàng, đặc biệt là giao dịch và quan hệ tín dụng ngân hàng. Ngân hàng cần tôn trọng điều kiện, nguyên tắc tín dụng, đồng thời đổi mới và chuẩn hóa thủ tục vay vốn để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngoài vốn ngân hàng, Tp.HCM cũng có rất nhiều chương trình hỗ trợ, đồng hành với doanh nghiệp, nhiều khoản vay thành phố không tính lãi, hoặc hỗ trợ 50% lãi vay ngân hàng, đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ…

doanh nghiep nho go cua nao de tim von re Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: ‘Tầm vóc, vị thế và uy tín của Việt Nam được nâng lên một tầm cao mới được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao'

Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng tại Hội thảo “Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 và đến ...

doanh nghiep nho go cua nao de tim von re Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn kêu lãi suất ngân hàng cao

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện vẫn phải chịu lãi suất cao hoặc khó tiếp cận vốn vay ngân hàng.

doanh nghiep nho go cua nao de tim von re Chăm bẵm doanh nghiệp nhỏ, bảo đảm an ninh lương thực

Các nhà lãnh đạo APEC hôm nay cam kết nâng cao năng lực và sức sáng tạo của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.