Sẽ vay 2 tỷ USD để phát triển hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng nhất trí về nguyên tắc việc vay nguồn vốn quốc tế khoảng 2 tỉ USD cho mục tiêu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Thủ tướng nhất trí về nguyên tắc cho việc vay nguồn vốn quốc tế với tổng số khoảng 2 tỉ USD (của Ngân hàng Thế giới, Đức, Pháp) cho mục tiêu phát triển ĐBSCL. 

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và đầu tư sớm hoàn thiện quy hoạch, phối hợp với các bộ, địa phương liên quan tách ra các dự án đầu tư. Trong đó, Bộ xác định rõ dự án đầu tư nào thuộc nhiệm vụ ngân sách trung ương thì cấp phát 100%, dự án nào thuộc trách nhiệm của tỉnh thì địa phương vay lại theo quy định hiện hành. 

Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ sửa nghị định 97 theo hướng có tỉ lệ vay lại hợp lý hơn, nhằm tạo thuận lợi thực hiện.

Tin vui cho ĐBSCL: Sẽ vay 2 tỷ USD để phát triển hạ tầng - Ảnh 1.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành - Dầu Giây sẽ kết nối tuyến phía Đông của ĐBSCL đang được xây dựng. (Ảnh: Báo SGGP).

Đây là thông tin tại phiên họp cuối cùng của Chính phủ khóa XIV. Phiên họp do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì. Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe, thảo luận báo cáo về chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách cho mục tiêu phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thủ tướng cho rằng việc triển khai nghị quyết 120 đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng, nhưng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn mặn ngày càng khắc nghiệt đặt ra nhiều vấn đề cấp bách, yêu cầu giải pháp đồng bộ cả trước mắt và lâu dài.

ĐBSCL đang được chú ý quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng. Mới đây, Bộ GTVT đã triển khai công tác chuẩn bị đầu tư mới 39 dự án tại ĐBSCL trong 4 lĩnh vực (đường bộ, hàng hải, đường thủy nội địa và hàng không) với tổng mức đầu tư khoảng 118.209 tỷ đồng.

ĐBSCL có 20 triệu dân, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, khu vực hiện chỉ có 40 km cao tốc TP HCM - Trung Lương, đi qua Tiền Giang, Long An. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, 7 dự án cao tốc tại khu vực được Bộ GTVT đưa vào qui hoạch nhằm có kế hoạch đầu tư, xây dựng.

Theo qui hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối tháng 10/2020, vùng ĐBSCL sẽ hình thành tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông và phía Tây cùng với ba tuyến cao tốc khu vực phía Nam (Bạc Liêu - Rạch Giá - Hà Tiên, Cần Thơ - Cà Mau và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng) với tổng chiều dài khoảng 998 km.


chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.