Doanh nghiệp thu về hơn 9.800 tỉ đồng nhờ bán mì gói cho người Việt

Dù sức tiêu thụ đang có dấu hiệu chững lại theo xu thế của thế giới song với ba tỉ gói mì Hảo Hảo được tiêu thụ mỗi năm, Việt Nam vẫn là thị trường mang lại doanh thu hàng chục ngàn tỉ đồng cho Acecook.
Mì Hảo Hảo mang lại cho Acecook bao nhiêu tiền? - Ảnh 1.

(Ảnh: Acecook Việt Nam).

Hãng mì tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam

Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 1993, đến nay Acecook vẫn được coi là "đại gia" đầu ngành, khi thị phần chiếm tới 50% ở thành phố và 43% trên cả nước.

Sản phẩm mì Hảo Hảo ra mắt năm 2000, đã giúp tên tuổi của Acebook lên như "diều gặp gió" và đứng vững trong thị trường Việt Nam suốt 20 năm qua. 

Đến nay, Hảo Hảo vẫn được xem là "vua mì gói" ở phân khúc trung cấp, với lượng cung ứng bình quân gần ba tỉ gói mì mỗi năm, đóng góp 60% doanh số của Acecook hàng năm và được 100% người tiêu dùng Việt Nam nhận biết. 40% doanh số còn lại thuộc về các dòng sản phẩm khác như Phở Đệ Nhất, Miến Phú Hương, Bún Hằng Nga, Hủ tiếu Nhịp Sống,... theo thống kê của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam.

Năm 2014, mì Hảo Hảo này lần đầu lọt vào 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á. Trong suốt từ năm 2012 - 2019, hãng mì này là thương hiệu mì ăn liền được chọn mua nhiều nhất, theo dữ liệu của Kantar Worldpanel.

Giai đoạn từ 2000 - 2020, hơn 20 tỉ gói mì đã được tiêu thụ. Chúng có mặt tại hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ, tạp hóa,.. trên khắp 63 tỉnh thành và xuất khẩu đến 40 quốc gia.

Năm 2018, Hảo Hảo được tổ chức kỉ lục Việt Nam xác lập kỉ lục là mì ăn liền được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam trong 18 năm (từ năm 2000 đến năm 2018).

Năm 2019, Acecook Việt Nam tiếp tục ghi tên vào top 1 “Nhà sản xuất mì ăn liền được chọn mua nhiều nhất” tại Việt Nam.

Doanh nghiệp thu về hơn 9.800 tỉ đồng nhờ bán mì Hảo Hảo cho người Việt - Ảnh 2.

(Ảnh: Dân trí).

Doanh thu "khủng" hơn 9.800 tỉ đồng

Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của mì Hảo Hảo, doanh thu Acecook ghi nhận mức tăng trưởng đáng nể, khoảng 9.000-10.000 tỉ đồng/năm.

Cụ thể, năm 2015 doanh nghiệp này thu về 7.882 tỉ đồng. Con số này tăng thêm gần 2.000 tỉ đồng, lên mức hơn 9.800 tỉ đồng năm 2019. Lợi nhuận cũng tăng với tốc độ bình quân khoảng 20%/năm lên hơn 1.300 tỉ vào năm 2018. 

Riêng trong năm 2018, doanh thu của Acecook gấp đôi Masan (4.636 tỉ đồng), gấp 16 lần Miliket (608 tỉ đồng). Giai đoạn 2016 - 2018, Acecook đã tạo ra hơn 3.400 tỉ đồng lợi nhuận.

Hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể về tình hình kinh doanh của Acecook trong năm 2020, nhưng năm nay rõ ràng là một năm 'bội thu" của "đại gia" ngành mì này. 

Bởi trong bối cảnh đại dịch Covid-19, người dân hạn chế đi ra ngoài, mì ăn liền trở thành lựa chọn hàng đầu. Thông tin từ Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, tỉ lệ gia tăng tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh Covid-19 là 67%.

Cụ thể, trong tháng 3, doanh thu của Acecook tăng 29% so với cùng kì năm ngoái, đồng thời tăng 10% so với tháng Hai. Trong giai đoạn Covid-19 bùng phát, mỗi ngày doanh nghiệp ngày sản xuất tới 400.000 - 450.000 thùng sản phẩm, tương đương 12 triệu - 13 triệu gói.

Như vậy, xét về doanh thu và lợi nhuận, Acecook đã tạo ra sự cách biệt lớn so với phần còn lại của thị trường mì gói. Một trong những nhân tố giúp doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhờ các dòng sản phẩm ăn liền, giá rẻ, hợp khẩu vị người tiêu dùng Việt Nam.

Với 20 thương hiệu gắn nhãn nhà sản xuất Nhật Bản, các mặt hàng có ưu điểm đa dạng hương vị nhưng vẫn giữ được tính đồng nhất, ổn định chất lượng dù sản xuất với số lượng lớn.

Theo Dân trí đưa tin từ Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA), hai năm gần đây mức tiêu thụ mì gói của Việt Nam tăng mạnh. Năm 2018, Việt Nam tiêu thụ 5,2 tỉ gói mì, xếp thứ 5 thế giới về tiêu thụ mì gói, sau Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ và Nhật Bản.

Hiện tại, có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam. 70% thị phần thuộc về Acecook Việt Nam, Masan và Asia Food. Trong đó, Acecook Việt Nam vẫn luôn dẫn đầu thị phần, chiếm khoảng 50% ở thành thị và 43% trên cả nước.

Trong khi các sản phẩm của Acecook Việt Nam (Hảo Hảo) chiếm lĩnh thị trường đô thị, sản phẩm của Masan (Omachi, Kokomi) và Asia Food (Gấu Đỏ) lại dẫn đầu ở khu vực nông thôn, với tổng thị phần là 60%.

 

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu vượt sông Uông nối TP Uông Bí - TX Quảng Yên, Quảng Ninh
Một cầu vượt sông Uông dự kiến được xây dựng kết nối TP Uông Bí với - TX Quảng Yên, Quảng Ninh trên tuyến đường từ QL18 đi đường 338.