Theo Enternews, ra mắt tại Việt Nam từ năm 2000, mì Hảo Hảo trở thành thương hiệu được nhiều người yêu thích. Đây là là sản phẩm của công ty Acecook Việt Nam, sản xuất với công nghệ Nhật Bản.
Năm 2003, Hảo Hảo đứng top 3 trong 10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam.
Năm 2014, mì Hảo Hảo lần đầu lọt vào 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á. Trong suốt từ năm 2012 - 2019, mì Hảo Hảo là thương hiệu mì ăn liền được chọn mua nhiều nhất, theo dữ liệu của Kantar Worldpanel.
Giai đoạn từ 2000 - 2020, hơn 20 tỉ gói mì đã được tiêu thụ. Chúng có mặt tại hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ, tạp hóa,.. trên khắp 63 tỉnh thành và xuất khẩu đến 40 quốc gia.
Năm 2018, Hảo Hảo được tổ chức kỉ lục Việt Nam xác lập kỉ lục là mì ăn liền được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam trong 18 năm (từ năm 2000 đến năm 2018).
Mì Omachi là sản phẩm của công ty Masan, ra mắt từ năm 2007. Sản phẩm được Masan quảng bá là mì đầu tiên tại Việt Nam làm từ khoai tây, ăn không sợ nóng.
Chiến lược truyền thông này đã giúp cho Masan giành được 15% thị trường, đứng số hai về thị phần sau chưa đầy ba năm ra đời. Omachi đã đánh bật cả thương hiệu lâu đời Vifon và Asia Food.
Sau chưa đầy 3 năm ra đời, Omachi đã giúp cho Masan giành được 15% thị trường, đứng vị trí số 2 về thị phần, đánh bật cả thương hiệu lâu đời Vifon và một nhà sản xuất mạnh khác là Asia Food.
Các sản phẩm mì Omachi phổ biến nhất như: Mì Omachi Xốt Bò Hầm, Mì Omachi Sườn Hầm Ngũ Quả, Mì Omachi Tôm Chua Cay 5 Sao, Mì Khoai Tây Omachi Spaghetti Bò...
Theo Zing, Miliket là thương hiệu mì ăn liền của Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa – Miliket có trụ sở tại quận Thủ Đức, TP HCM. Sản phẩm tiền thân gọi là mì tôm Colusa có mặt trên thị trường từ trước năm 1975.
Nhắm vào phân khúc giá rẻ, bình dân, đặc biệt là khu vực nông thôn, Miliket có mặt tại kệ bếp của hầu hết các gia đình. Đến bây giờ, thị trường đã có hàng trăm loại mì gói, cả trong nước và ngoại nhập, nhưng với nhiều gia đình vẫn trung thành với mì Miliket. Thậm chí, tại các quán lẩu, dù người dùng gọi lẩu gà, lẩu hải sản hay lẩu Thái thì chủ quán luôn mang kèm theo hai gói mì Miliket.
Theo Khảo sát của Brands Việt Nam, Miliket từng chiếm 90% thị phần nhưng nay chỉ còn 3%, thua xa với các thương hiệu mì ăn liền đình đám trên thị trường như Hảo Hảo (100% vốn Nhật Bản), Omachi, Kokomi (Masan) hay Ba Miền, Gấu Đỏ (Asea Foods).
Tuy nhiên, hướng kinh doanh an toàn - chiến lược giá rẻ nhất trên kệ siêu thị, phân phối sỉ vào nhà hàng bình dân, thị trường nông thôn - đã giúp Miliket "trú ẩn" thành công trong cơn bão hàng tiêu dùng nhanh, dù sản phẩm này không xuất hiện một giây quảng cáo nào trên các phương tiện truyền thông.
Theo Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 của doanh nghiệp, doanh thu thuần của công ty đạt 622 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế là 31 tỉ đồng, giảm nhẹ so với cùng kì.
Hết năm 2019, tổng tài sản của Miliket là 224 tỉ đồng, trong đó có tới 51 tỉ đồng tiền và các khoản tương đương tiền cùng 124 tỉ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn. Tài sản có phần khiêm tốn nhưng tài chính doanh nghiệp không ghi nhận khoản vay nợ nào.
Mì 3 Miền được sản xuất tại công ty UNIBEN. Theo báo cáo của Kantar Worldpanel, với hơn 27,5% thị phần, thương hiệu “3 Miền” của Công ty UNIBEN là nhãn hiệu mì gói được chọn mua nhiều nhất ở nông thôn, khu vực hiện tiêu thụ hơn 80% lượng mì gói tại Việt Nam.
Ban đầu, thương hiệu này chủ yếu sản xuất mì gói để xuất khẩu sang các nước như Mỹ, Phần Lan, các nước Đông Âu,… và chỉ tập trung lại tại thị trường Việt từ năm 2003.
Mì 3 Miền có mức giá khá tốt từ 2.500 – 3.000 đồng. Các hương vị chủ yếu là: Bò hầm rau thơm, Lẩu nấm chua cay, Tôm sú chua cay, Thịt bằm sa tế,… với gói nước cốt đậm đà, thêm chất thịt. Đây là nhãn hiệu được người tiêu dùng Việt chọn mua nhiều hàng đầu liên tục từ 2015 đến nay.
Cùng "nhà" với Omachi, Kokomi cũng là thương hiệu thuộc Masan, thuộc phân khúc phổ thông. Sản phẩm được biết đến với sợi mì dai và nước dùng chua cay thơm ngon, đậm đà.
Hiện tại các sản phẩm của Masan và thương hiệu mì Kokomi được nhiều siêu thị và cửa hàng tiện dụng phân phối, được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và được tiêu thụ rộng rãi khắp cả nước.
Mì Kokomi có các dòng sản phẩm sau: Mì Kokomi tôm chua cay, Mì Kokomi gà quay sa tế xốt hành, Mì Kokomi gà sợi phở, Mì Kokomi đại... Giá của một gói mì Kokomi khá rẻ, dao động từ 2.500 – 3.000 đồng/ gói.
Theo Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA), hai năm gần đây mức tiêu thụ mì gói của Việt Nam tăng mạnh. Năm 2018, Việt Nam tiêu thụ 5,2 tỉ gói mì, xếp thứ 5 thế giới về tiêu thụ mì gói, sau Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ và Nhật Bản.
Hiện tại, có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam. 70% thị phần thuộc về Acecook Việt Nam, Masan và Asia Food. Acecook Việt Nam (Hảo Hảo) vẫn luôn dẫn đầu thị phần, chiếm khoảng 50% ở thành thị và 43% trên cả nước.
Trong khi các sản phẩm của Acecook Việt Nam chiếm lĩnh thị trường đô thị, sản phẩm của Masan (Omachi, Kokomi) và Asia Food (Gấu Đỏ) lại dẫn đầu ở khu vực nông thôn, với tổng thị phần là 60%.